Trong vòng ¼ thế kỷ tới, giá than và khí đốt sẽ tiếp tục giảm, nhưng mức giảm vẫn chưa đủ thấp để người dùng chuyển đổi từ nhiên liệu hoá thạch sang các nguồn năng lượng tái tạo. Giá thành của các nguồn năng lượng tái tạo được dự báo sẽ giảm 41% trong cùng thời điểm đó, trong khi năng lượng tạo ra có thể đáp ứng 70% nhu cầu năng lượng của Châu Âu và 40% nhu cầu của Mỹ.
Trong lĩnh vực ô-tô tự hành, dự báo sẽ có khoảng 41 triệu xe hơi điện lưu thông trên đường phố vào năm 2040, chiếm 35% lượng ô-tô trên toàn cầu.
Các giải pháp năng lượng sạch sẽ nhận khoản đầu tư vào khoảng 11.400 tỉ USD vào năm 2040, 60% trong số này sẽ dành cho năng lượng mặt trời và gió. Trong chưa đầy 25 năm nữa, năng lượng mặt trời và gió sẽ có chi phí vận hành rẻ hơn so với than và khí đốt, báo cáo cho hay.
“Kết luận này sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên vì thời hoàng kim của năng lượng hoá thạch sắp kết thúc, ngoại trừ vùng Bắc Mỹ. Khí đốt sẽ được thay thế bởi các nguồn năng lượng sạch vào năm 2027. Năm 2037, các nguồn năng lượng tái sinh sẽ thay thế nhiên liệu than,” Elena Giannakopoulou, chuyên gia kinh tế và năng lượng cấp cao trong dự án NEO 2016, nhận định trong một thông cáo báo chí.
“Khoảng 7.800 tỉ USD sẽ được đầu tư vào năng lượng tái sinh trên toàn còn giữa năm 2016 và 2040, 2/3 trong số này sẽ được tập trung vào sản xuất điện, nhưng sẽ cần hàng ngàn tỷ USD để hạn chế việc ấm lên toàn cầu” Seb Henbest, tác giả chính của báo cáo nói.
Tin vui là Trung Quốc sẽ đạt đến đỉnh khí thải vào khoảng 2025 và sẽ giảm xuống do sự chậm lại của nền kinh tế. Tin xấu là thị trường Ấn Độ và các nước châu Á mới nổi sẽ tiếp tục mở rộng vào năm 2040, điều này làm tăng khoảng 5% lượng khí thải carbon so với năm 2015. Thêm vào đó, 5.3 ngàn tỉ USD sẽ cần được đầu tư vào các nguồn năng lượng không khí thải để đạt được mục tiêu của Hội nghị khí hậu Paris năm 2015.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.