Chỉ thị khẳng định, dưới sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cấp, các ngành, trong những tháng đầu năm 2021 việc sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tuy nhiên, đợt dịch COVID-19 lần thứ tư diễn biến phức tạp, lây lan nhanh, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, đặc biệt tại những vùng đang áp dụng biện pháp giãn cách xã hội; nhiều mặt hàng nông sản bị tồn đọng với khối lượng lớn, giá giảm sâu; một số chuỗi sản xuất bị đứt gẫy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung trong thời gian tới, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Nhiều mặt hàng nông sản bị tồn đọng với khối lượng lớn, tại một số địa phương do giãn cách giá giảm sâu; một số chuỗi sản xuất bị đứt gẫy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung |
Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phục hồi sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung triển khai một số nhiệm vụ cấp bách.
Theo đó, Bộ GTVT phối hợp với các bộ, ban ngành trung ương và địa phương, trong đó, chỉ đạo các cơ quan liên quan bảo đảm hệ thống giao thông vận tải thông suốt trên toàn quốc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc vận chuyển nông sản, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ, xuất khẩu nông sản.
Cụ thể, kiểm tra, hướng dẫn lưu thông thống nhất tại các địa phương; rà soát, yêu cầu bãi bỏ các văn bản của địa phương trái với quy định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về lưu thông hàng hóa, tuyệt đối không để ách tắc, các địa phương không được ban hành các giấy phép con.
Phối hợp với Bộ Công Thương sớm xử lý tình trạng thiếu container rỗng và có giải pháp giảm giá cước vận tải phục vụ xuất khẩu và nhập khẩu.
Qua đó, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ điều tiết lưu lượng xe đỗ, tập kết tại khu vực cửa khẩu và trên các tuyến đường lên cửa khẩu để tránh ùn tắc.
Cơ quan chức năng cần có giải pháp giảm giá cước vận tải phục vụ xuất khẩu và nhập khẩu. |
Bên cạnh đó, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương thúc đẩy mở cửa thị trường xuất khẩu nông sản chính ngạch sang Trung Quốc (sầu riêng, khoai lang, chanh leo, na, bưởi, tổ yến, thủy sản); khẩn trương đàm phán thống nhất với cơ quan liên quan của Trung Quốc giảm tỷ lệ kiểm dịch động thực vật vào thị trường Trung Quốc.
Phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất biện pháp phù hợp trong áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến thay đánh giá trực tiếp; hoặc gia hạn tối đa 06 tháng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, quyết định chỉ định đã hết hạn.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.