Thủ tướng thị sát, chỉ đạo khắc phục bão lũ tại miền Trung

Tác giả: Phạm Trọng Nghị

saosaosaosaosao
Xã hội 02/11/2020 06:05

Tham gia đoàn công tác Chính phủ chỉ đạo khắc phục bão lũ miền Trung có Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cùng lãnh đạo Bộ, ngành trung ương, địa phương.


Tại Quảng Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc làm việc với lãnh đạo các tỉnh miền Trung về công tác khắc phục hậu quả bão số 9 và tìm kiếm cứu nạn.

Tại đây, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương có giải pháp cụ thể để đề phòng, khắc phục, xử lý kịp thời hơn để ổn định đời sống người dân. Các bộ, ngành, địa phương đều phải có phương án khắc phục tình hình khó khăn rất lớn hiện nay.

thủ tướng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác Chính phủ thị sát thiệt hại bão lũ tại tỉnh Quảng Ngãi, sáng 1/11.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, bão số 9, có tên quốc tế Molave, là cơn bão lớn, đặc biệt nguy hiểm, là cơn bão lịch sử trong 20 năm qua trực tiếp tác động vào miền Trung nước ta (tương đương cơn bão Xangsane năm 2006). Thời gian lưu bão rất dài 6-7 tiếng. Cơn bão số 9 đổ bộ sau thời gian nhiều ngày mưa lũ khu vực miền Trung đã bị tổn thương rất nặng nề, đặc biệt các tác động thiên tai dồn dập trong tháng 10/2020.

Trước tình hình, Thủ tướng cũng đặt vấn đề, bão lũ lớn như thế, địa chất công trình thay đổi thì về lâu dài, phải xử lý vấn đề quy hoạch thế nào để bảo đảm an toàn cho người dân trong tương lai, chứ không phải “nóng đâu, phủ đó”. Theo đó, cần thảo luận về huy động các nguồn lực cần thiết, hệ thống chính trị vào cuộc, để làm sao sớm đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường.

Thứ trưởng thọ
Trước đó,Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ đã đến hiện trường sạt lở xã Trà Leng, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là bàn biện pháp thiết thực để xử lý tình hình khi mà thiệt hại về người và tài sản rất lớn, vẫn còn nhiều người mất tích chưa tìm thấy. Cảnh “màn trời chiếu đất” của người dân vẫn đang đặt ra yêu cầu phải có biện pháp mạnh mẽ, kịp thời hơn nữa, vẫn có nơi còn bị cô lập, trẻ em chưa thể đến trường.

Theo số liệu các tỉnh báo cáo, thiệt hại ước tính 10.000 tỷ đồng.

Các lực lượng của địa phương, lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn (66.121 lượt cán bộ, chiến sĩ; 1.716 phương tiện) đã được huy động để ứng phó, hỗ trợ dân dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường. Sửa chữa khẩn cấp hệ thống điện và trong ngày 31/10 đóng điện trở lại. Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nghe báo cáo tình hình cứu hộ, cứu nạn sạt lở đất tại huyện Phước Sơn, Nam Trà My, Quảng Nam.

Theo báo cáo, cơn bão số 9 đã gây ra nhiều thiệt hại, trong đó, tỉnh Quảng Nam thiệt hại nặng nhất về người, với 47 người chết và mất tích. 727 nhà sập hoàn toàn Để chủ động khắc phục hậu quả do bão số 9 gây ra, ổn định đời sống, sản xuất của nhân dân trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Công văn số 6309/UBND-KTN đề nghị các ngành, địa phương khẩn trương triển khai đồng bộ các biệm pháp, chủ động hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc phòng, chữa bệnh cho người dân; bố trí chỗ ở tạm và có phương án tái định cư đối với những hộ gia đình bị mất nhà cửa (nhất là hộ ngheo, gia đình chính sách).

Bố trí lực lượng hỗ trợ nhân dân nhanh chóng sửa chữa lại nhà cửa; chỉ đạo tổ chức sửa chữa, dọn dẹp, vệ sinh trường học, cơ sở y tế và các công trình công cộng khác, hệ thống điện, đường giao thông để sớm ổn định các hoạt động và sinh hoạt của người dân, đảm bảo vệ sinh môi trường sau bão.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, đợt mưa lũ này cũng gây thiệt hại nặng nề cho hạ tầng giao thông địa phương. Tỉnh Quảng Nam đã kiến nghị Bộ GTVT hỗ trợ khẩn cấp 5.000 rọ thép để cấp cho huyện Nam Trà My sửa chữa khẩn cấp, đảm bảo giao thông tuyến ĐH1.NTM nối từ trung tâm huyện đến trung tâm xã Trà Leng và các tuyến đường khác trên địa bàn.

Theo thống kê chưa đầy đủ, các tuyến QL14B, 14D, 14E, 14H, 40B và 24C có khoảng 12.500 cây ngã đổ gây tắc đường. Sạt lở taluy dương nặng nhất trên QL40B với khối lượng 180.000m3; các tuyến QL14E, 24C, 14D và 14H cũng có nhiều điểm sạt lở taluy dương ước tính hơn 80.000m3.

đường vào Trà Leng
Nhiều tuyến đường ở miền Trung bị tàn phá nặng nề do mưa lũ

Sạt lở taluy âm xảy ra trên các tuyến QL40B, 14E, 24C và 14D dài 800m; riêng QL40B bị tại 2 vị trí km89+400 và km90+500 với chiều dài 600m. Rãnh dọc các tuyến QL này bị xói lở dài hơn 3.500m; hư hỏng mặt đường dài hơn 8.000m.

Tổng thiệt hại các tuyến QL ước tính hơn 35 tỷ đồng; trong đó đảm bảo giao thông bước một chiếm khoảng 15 tỷ đồng, đảm bảo giao thông bước hai 20 tỷ đồng.

Phó Giám đốc Sở GTVT  tỉnh Quảng Nam - ông Trần Ngọc Thanh cho hay, các tuyến ĐT có khoảng 12.000 cây ngã đổ gây tắc lưu thông; sạt lở taluy dương 25.000m3 và nhiều hư hỏng khác chưa thống kê được do đang thực hiện đảm bảo giao thông tạm và lưu thông bước một.

Tổng thiệt hại các tuyến ĐT ước tính hơn 14 tỷ đồng; trong đó đảm bảo giao thông bước một 4 tỷ đồng, đảm bảo giao thông bước hai khoảng 10 tỷ đồng. Ngoài ra, các tuyến đường do cấp huyện quản lý chưa có số liệu thống kê thiệt hại gửi về Sở GTVT.

Đường hcm
UBND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Bộ GTVT hỗ trợ 5000 rọ thép để khắc phụ giao thông bước một số tuyến đường bị hư hỏng nặng

Sau khi bão số 9 xảy ra, lãnh đạo Sở GTVT trực tiếp có mặt tại hiện trường chỉ đạo khắc phục và tìm kiếm cứu nạn. Đặc biệt, ngay trong đêm 28.10, ngành huy động nhân lực, phương tiện và trang thiết bị khẩn trương thông tuyến QL40B phục vụ các lực lượng có liên quan tiếp cận hiện trường tìm kiếm cứu nạn vụ sạt lở đất ở xã Trà Leng (Nam Trà My).

Trước đó, ngày 29/10, Sở GTVT tỉnh Quảng Nam cùng với Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ tiếp cận hiện trường xã Trà Leng để chỉ đạo triển khai các biện pháp thông tuyến. Sáng 30/10, lãnh đạo ngành tiếp tục đến huyện Phước Sơn phối hợp với các lực lượng chức năng tiếp cận hiện trường khu vực xã Phước Lộc để tìm giải pháp thông tuyến vào địa bàn bị sạt lở vùi lấp nạn nhân.

Ngành cũng đã huy động 2 máy đào hỗ trợ huyện Phước Sơn khắc phục bão lũ, cứu hộ cứu nạn; đề nghị Cục Quản lý đường bộ III xuất kho cấp trước 300 rọ thép để huyện Phước Sơn kè các điểm sạt lở taluy âm.

Đến tối 30/10, một số đoạn tuyến còn bị ách tắc lưu thông. Trong đó, đường Hồ Chí Minh đoạn km1353+800 - km1354+000 qua địa phận xã Phước Xuân (Phước Sơn) bị đứt đường cần thời gian khắc phục.

gỗ
Nhiều tuyến đường bị đá, gỗ tràn lấp gây ách tắc

QL40B tiếp tục xuất hiện thêm điểm sạt lở đất đá khối lượng lớn vào lúc 13 giờ chiều 30/10 tại lý trình km132+600 (cách xa trung tâm huyện lỵ Nam Trà My về phía tây); dự kiến thông xe vào ngày hôm nay 31.10. Tuyến ĐT606 qua Tây Giang tiếp tục ách

Ông Trần Ngọc Thanh thông tin thêm, đường Hồ Chí Minh đoạn km1353+800 - km1354+000 bị đứt đường nên toàn bộ lưu lượng xe theo hướng Đà Nẵng đi Kon Tum và ngược lại đều lưu thông trên tuyến QL14E. Tuy nhiên, QL14E có bề mặt hẹp vì thế nguy cơ mất an toàn giao thông cao, hơn nữa kết cấu mặt đường yếu sẽ mau hư hỏng tuyến.

Ý kiến của bạn

Bình luận