Bên ngoài văn phòng Grab tại Singapore. Ảnh: Reuters |
Việc tăng cường giám sát đối với thương vụ này tại các nước Đông Nam Á có thể là một rào cản lớn cho nỗ lực của công ty Mỹ trong việc cải thiện khả năng sinh lời bằng cách thoát khỏi các hoạt động thua lỗ tại khu vực. Vụ mua bán cũng diễn ra khi mà Grab đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ Go-Jek của Indonesia.
Tuần trước, Singapore đã đề xuất các biện pháp tạm thời để yêu cầu Uber và Grab duy trì giá bán độc lập như trước khi có thoả thuận mua bán, cho đến khi nước này hoàn thành bản đánh giá về thương vụ giữa hai công ty. Singapore nói họ có "lý do hợp lý" để nghi ngờ rằng thỏa thuận này phạm điều khoản 54 của Đạo luật Cạnh tranh, vốn cấm việc sáp nhập nếu gây giảm tính cạnh tranh trên thị trường.
"Thương vụ Grab và Uber có thể ảnh hưởng sâu rộng đến các phương tiện giao thông và dịch vụ lữ hành. Do đó, PCC đang soi xét thỏa thuận này", trích thông cáo từ Ủy ban Cạnh tranh Philippines (PCC).
PPC cũng cho biết, thoả thuận mua bán này sẽ đưa Grab vào vị trí độc quyền trong thị trường chia sẻ xe, và việc xem xét đánh giá lại sẽ quyết định liệu thoả thuận đó có làm giảm cạnh tranh hay không. Cơ quan này cũng đã có cuộc gặp với các đại diện của Grab và Uber hôm thứ Hai (2/4).
Nếu các mối quan ngại phản cạnh tranh phát sinh, Uber và Grab có thể đề xuất các cam kết khắc phục. Trong trường hợp họ không tự nguyện, Ủy ban PPC có thể mở một vụ kiện mà có thể ngăn chặn thỏa thuận mua bán này.
Malaysia cũng cho biết hôm thứ Hai rằng họ sẽ giám sát Grab vì khả năng có hành vi chống cạnh tranh. Bộ trưởng Chính phủ Nancy Shukri, người đứng đầu cơ quan giám sát cấp phép về giao thông công cộng, cho biết: "Chúng tôi đã nhấn mạnh rằng nếu có bất kỳ hành vi chống cạnh tranh nào, Đạo luật Cạnh tranh sẽ có hiệu lực. Chúng tôi đã trao đổi điều này với họ trong cuộc họp với các đại diện của Grab hôm thứ Hai".
Ở Indonesia, cơ quan chống độc quyền cho biết họ chưa thể nói sẽ điều tra thỏa thuận này không, vì họ có 30 ngày sau khi thỏa thuận được hoàn thành để đánh giá.
Còn tại Việt Nam, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã có văn bản gửi Công ty TNHH Grab Taxi yêu cầu cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến việc Grab mua lại hoạt động kinh doanh của Uber tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có thị trường Việt Nam. Mới đây, Thứ trưởng Bộ Công ThươngViệt Nam, ông Đỗ Thắng Hải cũng cho biết, sẽ không để Grab độc quyền. "Không loại trừ khả năng chúng tôi sẽ áp dụng biện pháp tạm thời với Grab, Uber, song mọi phán quyết sẽ được đưa ra sau khi chúng tôi nhận được báo cáo về hợp đồng mua bán này. Tuy nhiên đến giờ Bộ vẫn chưa nhận được báo cáo trên", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói vào tối 2/4 - theo tin trên VnExpress.
Trước khi rút lui khỏi Đông Nam Á, Uber từng tháo chạy khỏi Trung Quốc, bán lại các hoạt động kinh doanh cho đối thủ Didi Chuxing. Sau thương vụ với Uber, ngoài tiếp quản các hoạt động tại 8 nước Đông Nam Á, Grab cũng sẽ mở rộng dịch vụ giao đồ ăn.
Tuy mua lại đối thủ lớn nhất của mình, nhưng có thể Grab cũng sẽ không dễ dàng gì khi duy trì thị phần, bởi ứng dụng Go-Jek của Indonesia dự định khai trương dịch vụ tại Singapore, Philippines, Thái Lan và Việt Nam trong thời gian ngắn sắp tới.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.