Axelle Lemaire (bên trái), Chủ tịch Bộ Kĩ thuật số và đổi mới Pháp thăm trụ sở của Spotify tại Thụy Điển. |
Trong vòng 20 năm trở lại đây, các nhân viên tại Thụy Điển được nhận một quyền lợi mà không nước nào khác có - họ có quyền nghỉ việc trong vòng 6 tháng để mở công ty riêng.
Axelle Lemaire (bên trái), Chủ tịch Bộ Kĩ thuật số và đổi mới Pháp thăm trụ sở của Spotify tại Thụy Điển.
Bộ luật 'Quyền được nghỉ để thực hiện hoạt động kinh doanh' là một trong những quyền chỉ có tại Thụy Điển, cho phép họ được nghỉ làm việc để tiếp tục học tập hoặc chăm lo cho gia đình. Đây cũng là một lí do tại sao thành phố Stockholm của Thụy Điển trở thành 'cái nôi' của các công ty khởi nghiệp (start-up), chỉ đứng sau khu Thung Lũng Silicon của Californina, Mỹ.
Một trong những start-up thành công từ bộ luật này chính là Spotify. Được thành lập từ 2006, công ty này đã thực hiện cổ phần hóa vào năm ngoái với giá trị vốn hóa là 24.5 tỷ USD. Một vài công ty nữa cũng có thể kể tới là Skype (đã được Microsoft mua lại vào 2011 với giá 8.5 tỷ USD) và Mojang (công ty đã làm ra game Minecraft, cũng đã được Microsoft mua lại với giá 2.5 tỷ USD).
Bất cứ ai là nhân viên chính thức của một công ty, và đã làm việc được 6 tháng cũng nhận được đặc quyền này (tại đây gọi là tjänstledighet). Công ty chỉ có thể từ chối đề nghị nếu như nhân viên đó quá quan trọng với quá trình hoạt động của họ, kèm theo đó những ý tưởng khởi nghiệp không được trùng lặp với công ty mà họ đang làm.
Ở nhiều nước, đang có một xu hướng là người đi làm sẽ tạo một công ty nhỏ cho riêng mình và 'chăm sóc' nó vào những lúc không làm công việc chính. Với họ thì thời gian rảnh, sức lực rảnh đều có thể biến thành tiền để nuôi sống bản thân. Công việc này có thể làm taxi, đưa thư một vài giờ, làm các bức họa để bán trên Internet.
Theo BLS (Cục Thống kê lao động Mỹ) thì hiện tại nước này có 16.5 triệu người làm việc theo dạng này. Để so sánh, thì chỉ có tổng cộng 80.000 người làm việc chính thức ở ngành khai thác than. Mặc dù con số này được lấy từ rất nhiều công việc khác nhau, nhưng nó cũng cho ta thấy được xu hướng lao động trong nền kinh tế hiện nay.
Tại những nước Bắc Âu (như Thụy Điển), sự công bằng đã đi sâu vào kinh tế và xã hội - được mọi người gọi là 'Kiểu mẫu Bắc Âu'. Người dân sẽ phải đóng mức thuế cao, nhưng sẽ nhận lại được giáo dục và chăm sóc sức khỏe miễn phí. Thị trường tài chính tại đây cũng rất năng động, có nhiều chính sách bảo trợ người làm việc và trên hết là ít tham nhũng. Công tác giúp đỡ nhân công, để họ có thể phát triển và được đối sử công bằng rất quan trọng tại đây.
Với những phụ huynh mới có con, thì họ có thể nghỉ làm tổng cộng 16 tháng (1 năm rưỡi) với mức lương 80% so với lương đi làm. Tại Na Uy cũng có luật tương tự, được áp dụng từ 1977. Bắt đầu từ 1993, những người bố sẽ được đặt chỉ tiêu nghỉ 10 tuần để giúp đỡ vợ.
Tại Đan Mạch, các cặp vợ chồng được nghỉ tổng cộng 52 tuần, những người mẹ được quyền nghỉ 4 tuần trước sinh và 14 tuần sau sinh, còn với người bố thì con số này là 2 tuần và 14 tuần. Sau đó, họ có thể chia sẻ 32 tuần còn lại.
Theo Diễn đàn kinh tế Thế giới, thì các nước khác cũng đang có những chính sách hỗ trợ tương tự, nhưng chưa áp dụng hiệu quả như những nước Bắc Âu. Mỹ, Đức và Thụy Sĩ đều là những nước đi đầu trong đổi mới, nhưng vẫn chỉ giới hạn ở một vài lĩnh vực công việc nhất định.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.