Tiêm kich F-2 mang theo tên lửa XASM-3. |
Ngay sau khi chiếc chiến đấu cơ này biến mất khỏi màn hình radar, lực lượng cứu nạn đã được triển khai tìm kiếm và đã tìm được viên phi công trong tình trạng bị thương nhẹ.
Mặc dù vậy, hiện lực lượng này vẫn chưa thể xác định được vị trí cụ thể chiếc tiêm kích này rơi và nguyên nhân xảy ra vụ việc vẫn đang tích cực được điều tra. Điều đặc biệt là vị trí tìm thấy viên phi công lái chiếc F-2 cách không quá xa nhóm đảo Takeshima mà Hàn Quốc gọi là Dokdo.
Được biết, F-2 là dòng chiến đấu cơ do Nhật Bản phát triển dựa trên nguyên mẫu F-16 của Mỹ.
F-2 từng là một trong những máy bay chiến đấu hiện đại nhất trên thế giới, được tích hợp radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) và sử dụng vật liệu tổng hợp để giảm thiểu mặt cắt radar của nó.
Việc sản xuất loạt F-2 cuối cùng đã kết thúc vào năm 2011 và loại máy bay này dự kiến sẽ nghỉ hưu vào những năm 2030. Thế vào chỗ trống đó là chiến đấu cơ tàng hình F-3 do nước này tự phát triển.
Theo kế hoạch, những chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mẫu máy bay F-3 phải được thực hiện từ năm 2014, nhưng sau đó đã được chuyển sang tháng 3/2015 và cuối cùng phải đến tháng 4/2016 chiếc máy bay này mới lần đầu cất cánh.
Nhà sản xuất Nhật Bản cho rằng, việc lùi thời điểm thử nghiệm chỉ là vấn đề kiểm tra thêm về hệ thống khởi động, tuy nhiên theo nhận định của tạp chí Jane’s thì đây thực sự là vấn đề nghiêm trọng mà Nhật Bản gặp phải.
Cụ thể, nếu hệ thống khởi động của máy bay hoạt động không tốt thì máy bay sẽ thiếu đi sự cơ động cần thiết trong các tình huống không chiến (như bổ nhào, đột ngột hạ độ cao, chuyển hướng…). Thậm chí, nếu hệ thống khởi động gặp vấn đề thì máy bay rất dễ gặp nạn chứ chưa nói đến việc bị đối phương bắn hạ.
Theo những thông tin ít ỏi được Nhật Bản tiết lộ, chương trình máy bay tàng hình F-3 được chế tạo với việc sử dụng công nghệ tàng hình, bao gồm cả hình dáng khí động tán xạ sóng radar, vật liệu hấp thụ sóng điện từ và sử dụng vật liệu tổng hợp.
Không những thế, chiến đấu cơ tương lai của Nhật Bản sẽ được trang bị radar đa chế độ với ăng ten mảng pha chủ động, hệ thống điều khiển từ xa, hệ thống chiến tranh điện tử và hệ thống trao đổi thông tin hợp nhất. Thậm chí, theo nhiều chuyên gia, tiêm kích F-3 của Nhật Bản thừa sức khiến tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc phải ôm hận khi đối đầu.
Tuy nhiên, tờ Hoàn Cầu (Trung Quốc) lại cho rằng, Tokyo đang lấy sự xuất hiện của "máy bay tàng hình" ra để tự cổ vũ cho mình, nhằm xoa dịu sự lo lắng của dư luận xã hội Nhật trước những bước tiến trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự và thực lực ngày càng vượt trội của Trung Quốc.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.