Lễ duyệt binh kỷ niệm chiến thắng phát xít được tổ chức vào 9/5 hàng năm không chỉ là ngày lễ truyền thống để bày tỏ sự tôn kính đối với ký ức lịch sử mà còn là dịp để người Nga phô bày với thế giới những minh chứng về tiềm lực quốc phòng của họ. Tại quảng trường Đỏ, những khí tài, công nghệ quân sự tiên tiến nhất sẽ lần đầu tiên được trình diễn cho công chúng và được quảng bá trên toàn thế giới.
Năm nay, giới quân sự nhiều quốc gia rất trông chờ chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga "Sukhoi T-50" (còn được gọi là PAK FA, hay I-21) được bắt đầu sản xuất hàng loạt. Các chuyên gia Nga tự hào cho biết, trên T-50 các công nghệ cực kỳ tối tân sẽ đứng cạnh nhau chen chúc như nêm theo đúng nghĩa đen.
Trước đó, một dự án tương tự đã manh nha được phát triển - MiG-35, nhưng vào đầu những năm 2000, dự án này đã bị bỏ rơi vì Bộ Quốc Phòng Nga đã đặt cược vào dự án khác hứa hẹn hơn của tập đoàn "Sukhoi". Tưởng như MiG-35 đã chết, nhưng vào cuối năm 2015, tập đoàn "MiG" đã quyết định hồi sinh dự án và sản xuất MiG-35, thế nhưng nó vẫn bị coi là máy bay thế hệ "4 ++", còn siêu phẩm của "Sukhoi" mới là một chiếc "5G" thứ thiệt. Tại thời điểm hiện tại, trên thế giới mới chỉ có một máy bay đại diện của thế hệ này – chiếc F-22 Raptor của Mỹ. T-50 ra đời với nhiệm vụ không hề dễ dàng: đánh bại F-22 ngay từ khi chưa xuất kích. Vậy người Nga đã thực hiện điều đó như thế nào?
Khả năng ngụy trang kín đáo
Một trong những yêu cầu chính đối với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm là xác suất bị phát hiện thấp. Những thiết bị quan sát điện tử đã có những bước đột phá nhảy vọt trong khoảng 20-30 năm qua: hẳn chúng ta còn nhớ tấm hình chiếc máy bay tàng hình “STEALH” bị bắn rơi với lời chú thích: "Xin lỗi, chúng tôi không biết rằng anh là vô hình". Vì vậy, những máy bay thế hệ cũ khi đối đầu với các hệ thống trinh sát điện tử hiện đại sẽ giống như một đàn vịt gặp phải những thợ săn thiện xạ cùng khẩu súng trên tay.
Vì vậy, T-50 mang trên mình thiết kế đặc biệt để đảm bảo không có bất kỳ phần nào của vỏ máy bay vuông góc với nhau (vì góc vuông phản xạ rất tốt những tín hiệu phát ra từ radar). Toàn bộ cấu trúc của T-50 đã được tính toán sao cho sóng radar chiếu tới nó bị tiêu tán tối đa theo các hướng. Ngoài ra, vỏ máy bay cũng sử dụng một lớp phủ đặc biệt để hấp thụ sóng điện từ.
Tất nhiên không thể đảm bảo T-50 sẽ vô hình với mọi loại radar, thế nhưng ngay cả khi radar đối phương phát hiện ra nó thì cũng không thể xác định được hướng bay và vận tốc. Để đối phó với những thiết bị trinh sát hồng ngoại (dựa vào nhiệt của ống xả) và hệ thống phát hiện sóng âm (gây ra bởi tiếng ồn của máy bay), các kỹ sư Nga đã phát minh ra nhưng loại động cơ mới - "lạnh" và "yên tĩnh" (cold and silent). Nhờ sử dụng động cơ mới, T-50 có thể đạt đến tốc độ siêu âm mà không phải qua chế độ đốt tăng lực (afterburn).
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.