Ảnh minh họa. |
Trong thông báo về phát đi của mình, Bộ Tài chính cho rằng DN dấu hiệu lừa dối khách hàng khi cố ý không cung cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và các hồ sơ, chứng từ, tài liệu của ô tô nhập khẩu. Đặc biệt, có dấu hiệu sử dụng tài liệu giả như hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại... để nhập khẩu ô tô.
Bộ Tài chính đề nghị xem xét khởi tố vụ án, còn phía DN cũng đã có những phản pháo để tự bảo vệ mình. Vụ việc sẽ còn tranh cãi để xem đúng sai nhưng từ đây lại dấy lên những lo ngại cho người mua ô tô nhập nói chung trên thị trường hiện nay. Đặc biệt là vấn đề nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.
Trao đổi với PV, nhiều DN kinh doanh ô tô cho rằng, không chỉ ô tô mà việc nhập khẩu hàng hóa thì xin Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là điều hiển nhiên để chứng minh nguồn gốc và một điều kiện đảm bảo cho chất lượng sản phẩm
“Với một DN nhập khẩu ô tô, việc xin C/O không có gì là khó cả. Thực ra xe cũ nhập từ Hàn Quốc vẫn xin được C/O. Trừ C/O quan trọng thì mới do Bộ Thương mại cấp, còn C/O bình thường nếu là C/O không được ưu đãi thuế chỉ là Phòng Thương mại và Công nghiệp cấp thôi”, Giám đốc một DN chuyên kinh doanh ô tô cho biết.
Ông Nguyễn Tuấn Hiệp, Công ty Luật Đại Phúc cho rằng: C/O hay còn gọi là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nêu rõ tên người mua, bán, chủng loại hàng hóa, thông tin cơ bản của hàng hóa và được chứng nhận của nhà sản xuất. Có thể hiểu C/O là hộ chiếu của phương tiện khi xuất cảng ra nước ngoài.
Về nguyên tắc, cơ quan Hải quan không yêu cầu phải nộp C/O không có ưu đãi riêng về thuế khi làm thủ tục hải quan cho hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa, cơ quan Hải quan sẽ yêu cầu doanh nghiệp giải trình, chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Khi đó doanh nghiệp có thể phải xuất trình C/O.
Ông Nguyễn Tuấn Hiệp cho rằng: Đối với trường hợp cụ thể này, việc kiểm tra C/O sẽ biết rõ DN có nhập khẩu xe từ chính hãng hay không hay nhập xe trôi nổi trên thị trường thế giới. Ngoài ra, kiểm tra C/O còn có ý nghĩa quan trọng trong việc chứng nhận thời gian bảo hành, lưu hành của phương tiện.
Ông Nguyễn Tuấn Hiệp phân tích thêm, nếu một DN cố ý không cung cấp C/O thì có thể bị đặt ra nghi vấn về việc không minh bạch đối nguồn gốc hàng hóa đối với khách hàng. Nếu như nghi vấn này có cơ sở thì liên quan trực tiếp cả đến quyền lợi của nhà nước như thất thu thuế và người tiêu dùng.
“Bởi vì đáng lẽ với số tiền đó mua được xe mới, xe chính hãng thì DN lại cung cấp xe trôi nổi, qua sử dụng. Vì vậy rất cần các cơ quan làm rõ vấn đề này để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, ông Hiệp nói.
Trên thị trường ô tô nhập nói chung, giới kinh doanh ô tô cho rằng việc nhập xe một đằng, bán cho khách hàng một nẻo là có khả năng xảy ra. Giám đốc một DN kinh doanh ô tô cho hay, nếu xe sản xuất tại Châu Âu giá thành khác, tiêu chuẩn khác. Còn xe sản xuất tại Trung Quốc thì tiêu chuẩn khác.
Tuy nhiên, vị này cũng cho biết: Muốn biết xe xuất xứ Châu Âu hay Trung Quốc thì khách hàng hoàn toàn có thể kiểm tra trên VIN (số nhận dạng xe). Gõ mã số này lên mạng, người dùng hoàn toàn kiểm tra được là xe sản xuất ở đâu, ngày nào, tháng nào, nhà máy nào sản xuất.
Nhưng nếu số VIN bị tẩy xóa thì sao?. Điều này có khả năng. Trong văn bản yêu cầu quản chặt ô tô nhập mới đây, Bộ Tài chính cũng yêu cầu cơ quan hải quan cần kiểm tra mã số VIN và tham khảo trang thông tin điện tử của các hãng xe ô tô để nắm thông tin phục vụ công tác quản lý. Trường hợp mã số VIN có dấu hiệu tẩy xóa, mài mòn đóng mã số mới thì trưng cầu giám định để xác minh.
Giám đốc một DN kinh doanh ô tô khác đặt ra nghi vấn nữa, liệu trên thị trường ô tô nhập nói chung, có DN nào nhập xe test (xe chạy thử) về bán cho khách hàng hay không?.
“Liệu có lỗ hổng nào khiến DN nhập xe test thử để bán? Về nguyên tắc, xe này phải tiêu hủy, xe thuộc diện tiêu hủy thì không thể có giấy tờ nào cả để có thể nhập về, nên phải làm giả giấy tờ”, vị này nghi vấn.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.