Tìm được giải pháp xử lý lún đường đầu cầu

Ứng dụng 06/07/2020 07:04

Sàn giảm tải trên hệ móng cọc là một giải hữu hiệu xử lý nền đất yếu của đường đầu cầu.


57-62
Bố trí chung của ½ mô hình hình học

Sàn giảm tải trên hệ móng cọc là một giải pháp phổ biến trong xử lý nền đất yếu của đường đầu cầu. Hiện nay, trong tính toán sàn giảm tải chỉ xét đến các tải trọng tác dụng trực tiếp lên bè cọc mà chưa xét đến các tải trọng nằm ngoài phạm vi bè cọc cũng như ảnh hưởng của các công trình lân cận và sự chênh lún giữa bè cọc với đất nền dưới đáy bè. Bài báo tiến hành mô phỏng sàn giảm tải trong hai trường hợp có xét và không xét đến tương tác của đất nền - bè cọc ứng với các tổ hợp khác nhau của khoảng cách cọc, số lượng cọc và trạng thái đất nền, đồng thời xét đến ảnh hưởng các các tải trọng và công trình lân cận nằm ngoài phạm vi bè cọc như mố cầu, nền đường đắp đầu cầu bằng phân tích 3D solid để nghiên cứu sự làm việc đồng thời của đất nền, cọc và bè cọc trong sàn giảm tải. Ứng xử chảy dẻo của đất nền tuân theo mô hình Mohr-Coulomb. Kết quả phân tích cho thấy, sự làm việc của sàn giảm tải chịu ảnh hưởng đáng kể của các tải trọng và công trình lân cận cũng như loại đất nền dưới đáy bè.

Sàn giảm tải là hệ móng cọc - đất nền làm việc rất phức tạp, các thành phần chịu lực chính trong hệ làm việc đồng thời và có tương tác qua lại lẫn nhau. Sự thay đổi về độ cứng của bất cứ thành phần nào cũng sẽ dẫn đến thay đổi trạng thái ứng suất, biến dạng của cả hệ. Sàn giảm tải không chỉ chịu tác động của các tải trọng tác dụng trực tiếp lên bè cọc mà còn chịu tác động của các tải trọng và công trình lân cận như mố cầu, nền đường đắp đầu cầu. Do đó, khi tính toán sàn giảm tải cần xem xét đến sự tương tác giữa các thành phần khác nhau trong hệ cũng như ảnh hưởng của các công trình lân cận.Nội dung bài báo tập trung vào việc nghiên cứu sự làm việc đồng thời của đất nền, cọc và bè cọc trong sàn giảm tải thông qua việc xét đến tương tác qua lại giữa các thành phần trong hệ cũng như ảnh hưởng của các tải trọng và công trình lân cận bằng cách sử dụng phân tích 3D solid trong phần mềm Abaqus. 

 Đây cũng là nội dung công trình nghiên cứu của TS. LÊ BÁ KHÁNH; KS. TRẦN MINH AN,  Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Nội dung bài khoa học tại đây.

Ý kiến của bạn

Bình luận