Tuy nhiên, bạn có chắc mình đã nắm rõ mọi thông số lốp cũng như cách đọc các ký hiệu quan trọng trên lốp xe ?
Thông số đầu tiên là tên nhà sản xuất hoặc nhãn hiệu nhà cung cấp (Hình 1: Nhà sản xuất lốp là Continental). Đây thường là ký hiệu được in dập nổi chính giữa lốp và có kích cỡ lớn nhất.
Hình 1: Tên nhà sản xuất lốp (Continental) |
Thông số tiếp theo là kích thước lốp, định mức tốc độ và chỉ số tải trọng (Hãy xem ví dụ trong Hình 2:295/40 ZR 20 Extra Load). Lưu ý rằng các ký hiệu này thay đổi tùy từng loại lốp khác nhau và các thông số xuất hiện trên biến thể lốp tốc độ cao sẽ khác một chút so với lốp loại thường.
Hình 2: Thông số kích thước và cấu tạo lốp |
Thứ ba là ký hiệu cấu tạo lốp (Trong Hình 2 là lốp không săm có bố xuyên tâm). Cấu tạo bố xuyên tâm là dạng phổ biến nhất của các sản phẩm lốp hiện nay nhờ độ cứng lớn hơn và cho khả năng xử lý tốt hơn trên nhiều dạng địa hình. Nếu đọc thấy ký hiệu “tubeless” (lốp không săm), hãy hiểu rằng loại lốp đó không cần săm bên trong và an toàn hơn khi xe chạy tốc độ cao, đồng thời, cho hiệu suất lớn hơn, cải thiện phanh và khả năng tăng tốc của xe.
Hình 3: Thông số tải trọng cho phép tối đa |
Ký hiệu áp suất lốp và tải trọng cho phép tối đa thường được in tại mép bên trong của lốp (Trong Hình 3, có thể thấy tải trọng tối đa của lốp là 2337 lbs (tương đương 1060 kg), độ căng tối đa là 330 kpa (tương đương 51 PSI)). Rõ ràng, hai chỉ số này sẽ thay đổi tùy chủng loại, kích thước và các yếu tố khác của lốp.
Điều cuối cùng song không kém phần quan trọng, hãy nhìn vào Hình 4 và bạn sẽ thấy ký hiệu “DOT HWJM N5H8”. Đó là mã số quy ước của Bộ giao thông vận tải Mỹ (DOT) và mã số xác minh. Về cơ bản, những con số này sẽ cho bạn biết thành phố hoặc địa điểm nơi lốp xe được sản xuất. Chẳng hạn như, hai chữ cái đầu tiên sau ký hiệu DOT chính là tên thành phố sản xuất lốp xe đó. Trong Hình 4, HW là viết tắt của Barum Continental, Otrokovice (Cộng hòa Séc).
Hình 4: Ký hiệu của Bộ giao thông vận tải Mỹ (DOT) trên lốp xe |
Bên cạnh tất cả những chữ cái/biểu tượng/mã số trên, bạn cũng có thể tìm thấy nhiều chi tiết khác được in trên lốp xe, chẳng hạn như quốc gia sản xuất lốp xe đó (VD: Cộng hòa Séc), cảnh báo an toàn – cho chúng ta biết các mối nguy hiểm có thể dẫn tới “thương tích nghiêm trọng”, cũng như định mức nhiệt độ, định mức độ bám (lực kéo) hay độ hao mòn rãnh lốp.
Hình 5: Cảnh báo an toàn trên lốp |
Hình 6: Ký hiệu riêng của lốp dành cho mùa đông có biểu tượng bông tuyết |
Quay trở lại với kích thước lốp, mỗi số trong dãy số này đều biểu thị một tính năng của lốp, bất kể chúng ta đang nói về độ rộng, chiều cao hay định mức tốc độ. Giờ hãy quan sát Hình 7 và đọc các thông số cơ bản của lốp:
Hình 7: Thống số kích thước lốp |
1. Bộ ba chữ số (295) là độ rộng của lốp tính theo mm.
2. Hai số tiếp theo (40) là tỉ lệ chiều cao thành lốp so với chiều rộng lớp và thường được thể hiện dưới dạng % (của chiều rộng). Trong Hình 7 chiều cao thành lốp = 40% của 295 và bằng 118 mm.
3. ZR – ký tự thường xuất hiện trên các sản phẩm lốp tốc độ cao – có hai ý nghĩa: chữ Z để diễn giải: lốp loại này cho phép xe chạy với tốc độ trên 240 km/h trong khi chữ R biểu thị đây là lốp bố xuyên tâm.
4. Hai chữ số cuối (20) cho ta biết đường kính vành bánh xe là 20 inch.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp nhiều ký hiệu khác tại lốp xe như một số có hai chữ số - biểu thị chỉ số tải trọng của lốp – trong trường hợp này là tải trọng phụ thêm. Bên cạnh đó là một chữ cái viết hoa, thông thường là chữ H, diễn giải tốc độ tối đa mà lốp có thể chịu được (chữ H tương đương với tốc độ 210 km/h).
Đối với ký hiệu tốc độ, dưới đây là một số ký hiệu mà bạn nên biết:
M - 130 km/h
N - 140km/h
P - 150 km/h
Q - 160 km/h
R - 170 km/h
S - 180 km/h
T - 190 km/h
U - 200 km/h
H - 210 km/h
V - 240 km/h
W - 270 km/h
Y - 300 km/h
Ảnh: Autoevolution
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.