Để tiếp cận các nạn nhân, lưc lượng cứu hộ phải đào cả trăm mét đất đá, bùn than rồi cho vào bao tải mang ra ngoài. |
3h sáng 24/11, nạn nhân cuối cùng trong vụ sập hầm than là anh Bùi Văn Quý đã được phát hiện, tuy nhiên do gặp phải đá và địa hình bùn than nhão nên đội cứu hộ chưa thể đưa thi thể ra ngoài.
Anh Quý được phát hiện ở lối hầm thượng (không nằm ở đường hầm chính) và bị những tảng đá che chắn. Lực lượng cứu hộ mỏ thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản đang phá đá và len lỏi lên trên để đưa thi thể nam công nhân ra ngoài.
Trước đó khoảng 10 tiếng, lực lượng cứu hộ đã đào bới đất đá và len lỏi được đến cuối hầm với chiều dài hơn 700 m, nhưng không phát hiện ra nạn nhân nên tiếp tục mở lối, đào lên phía hầm thượng. Vị trí anh Quý nằm ở hầm thượng nằm cách 660 m so với cửa hầm.
Đây được coi là vụ sập hầm than gây thiệt hại lớn nhất tại Hoà Bình, khiến 3 người chết. Ngoài ra, đây cũng là cuộc tìm kiếm với quy mô chưa từng có ở địa phương này với hơn 500 lượt người, thậm chí có thời điểm lên đến 1.000 người được huy động.
Anh Nguyễn Hoàng Nam, Trung tâm cấp cứu mỏ thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản, cho biết trong hầm rất nguy hiểm, đất đá phủ kín, nước và than bùn liên tục chảy xuống. |
Trong số đó, Trung tâm cấp cứu mỏ của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam huy động 20 nhân viên cứu hộ hơn 5 ngày đêm liên tiếp, bò trong hầm than tối và thiếu không khí đã đào bới, phá đất đá, vạch than bùn tìm kiếm nạn nhân. Ngoài ra, Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy cứu hộ, cứu nạn, Phòng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hoà Bình huy động cả trăm chiến sĩ thay ca để vào hiện trường hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn.
Trước đó trưa 18/11, 7 công nhân của Công ty TNHH Tân Sơn vào hầm than ở xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) để thăm dò trữ lượng, nhưng gặp phải sự cố bục túi nước. 4 người thoát được ra bên ngoài, một người tử vong, hai người khác bị vùi lấp.
Năm 2014 hầm than này đã bị dừng hoạt động. Tuy nhiên, đến tháng 5/2015 UBND tỉnh Hòa Bình đã cấp phép hoạt động trở lại thì xảy ra sự cố.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.