Cách đây 40 năm, ngày 6/7/1973, theo Quyết định số 2896/QĐ-TC của Bộ GTVT về việc thành lập Xí nghiệp liên hợp cầu Thăng Long để triển khai nhiệm vụ xây dựng cầu Thăng Long. Cây cầu Thăng Long lịch sử, biểu tượng của tình hữu nghị Việt – Xô. Từ những công trình này, tên gọi “Thợ cầu Thăng Long” đã được bạn bè trên khắp mọi miền của Tổ quốc và quốc tế biết đến. Công trình cầu Thăng Long đã trở thành bản anh hùng ca của thế kỷ 20. Công trường thi công cầu Thăng Long được coi là “trường đại học thực hành” đầu tiên của Việt Nam đào tạo ra đội ngũ thợ cầu mang tên Thăng Long. Đúng như lời căn dặn của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi về thăm Xí nghiệp Liên hiệp cầu Thăng Long: “Xây dựng xong chiếc cầu là quý, nhưng chưa quý bằng đào tạo được đội ngũ cán bộ, công nhân tinh thông nghề nghiệp”.
Trong quá trình 40 năm xây dựng và trưởng thành, cho dù trong hoàn cảnh nào, Tổng công ty đều phát huy cao độ, vượt lên trên mọi khó khăn, huy động sức mạnh tập thể để đưa thương hiệu “Thợ cầu Thăng Long” ngày một phát triển, khẳng định thương hiệu, làm chủ khoa học công nghệ, để lại những dấu ấn trên các cây cầu như: Thăng Long, Chương Dương, Việt Trì, Bến Thủy, Trung Hà, Hoàng Long, Vĩnh Tuy, Kiền…
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Đinh La Thăng hoan nghênh và đánh giá cao những thành tích mà “Thợ cầu Thăng Long” đã đạt được trong suốt 40 năm xây dựng và trưởng thành của mình. Với thương hiệu, uy tín, bản lĩnh làm chủ khoa học công nghệ, Tổng công ty Xây dựng Thăng Long sẽ tiếp tục viết tiếp những trang sử mới, để lại nhiều dấu ấn quan trọng trên các công trình giao thông trọng điểm của đất nước.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.