Công tác duy tu, bảo dưỡng mặt đường |
Trao đổi với Tạp chí GTVT, ông Nguyễn Xuân Cường - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN cho biết, từ Tổng cục, Cục QLĐB và các sở GTVT đã triển khai đồng bộ công tác quản lý, bảo trì, góp phần giữ và duy trì hệ thống quản lý phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Tính đến hết tháng 6/2016, toàn hệ thống đã hoàn thành 50% khối lượng kế hoạch năm, với giá trị 368,8 tỷ đồng. Các dự án trong kế hoạch bảo trì năm 2016 và các dự án bổ sung ngoài kế hoạch đến nay đã đạt được 83%, các dự án chưa hoàn thành do các tỉnh đề nghị giãn tiến độ để đảm bảo ATGT trong thời gian đại hội Đảng, các dịp lễ, Tết và dịp bầu cử Quốc hội khóa XIII và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; có dự án sửa chữa giãn tiến độ để thống nhất với chủ trương đầu tư xây dựng cơ bản nhằm tránh lãng phí; dự án có yêu cầu kỹ thuật phức tạp phải so sánh nhiều phương án; các dự án sửa chữa đột xuất đạt 90%, dự kiến đến 30/7/2016 sẽ cơ bản hoàn thành.
“Trong quá trình thực hiện, Tổng cục ĐBVN đã kiểm tra, phát hiện một số cầu hư hỏng, xuống cấp để tổ chức sửa chữa khắc phục sớm, ngăn ngừa sự cố. Cùng với đó, Tổng cục đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trong việc siết chặt quản lý chất lượng bảo trì đường bộ, trực tiếp lãnh đạo Tổng cục và các cơ quan tham mưu đã kiểm tra chất lượng tại nhiều tuyến đường, lập biên bản xử lý các đơn vị vi phạm chất lượng trong bảo dưỡng đường, thi công sửa chữa sai phải làm lại, đồng thời ra văn bản, thông báo xử lý nhiều trường hợp. Qua đó, chất lượng bảo trì từng bước được nâng lên, những hư hỏng sớm được phát hiện để sửa chữa, không còn tình trạng vá mặt đường nhô cao dẫn đến không êm thuận”, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN chia sẻ.
Bên cạnh đó, Tổng cục ĐBVN đã tổ chức hội nghị nhằm triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ, vật liệu mới trong bảo trì; đang triển khai áp dụng một số công nghệ vật liệu mới cùng với đoàn chuyên gia của Nhật Bản trong dự án ODA không hoàn lại để triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ trám và vết nứt, vá ổ gà và chống thấm mặt cầu của Nhật Bản tại các tuyến quốc lộ khu vực phía Bắc. Bên cạnh công nghệ bảo trì, các ứng dụng công nghệ trong quản lý, xây dựng và quản lý khai thác cơ sở dữ liệu cầu (VBMS), dữ liệu mặt đường (PMS) và dữ liệu đường bộ đang được triển khai hoàn thiện, từng bước đưa vào ứng dụng.
Cũng theo ông Nguyễn Xuân Cường, cùng với kết quả đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2016, thời gian tới, Tổng cục ĐBVN sẽ tiếp tục thực hiện quản lý, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống quản lý đảm bảo an toàn, thông suốt, đẩy mạnh việc tăng cường kiểm tra chất lượng bảo dưỡng và sửa chữa; triển khai các dự án sửa chữa bổ sung được Bộ GTVT cho phép, các thủ tục đối với dự án sửa chữa khi kế hoạch bảo hành năm 2017 được phê duyệt. Đồng thời, Tổng cục cũng kiến nghị Bộ GTVT bố trí vốn của Quỹ năm 2017 để xây dựng hoàn thiện định mức dự toán, xây dựng các trụ phòng chống va xô, bố trí Quỹ bảo trì đường bộ để xây dựng, sau đó áp dụng thí điểm 200km tại các cục QLĐB đối với công tác bảo dưỡng thường xuyên theo hướng hiện đại với đầy đủ máy móc, thiết bị duy tu bảo dưỡng, suất vốn dự kiến 105 triệu/km/năm
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.