Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ: Năm 2012, Tổng cục tập trung thực hiện một số quy hoạch, chiến lược quan trọng theo chỉ đạo của Bộ để định hướng phát triển ngành GTVT nói chung và ngành Đường bộ nói riêng, cụ thể: Việc điều chỉnh “Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn 2030” và Điều chỉnh “Quy hoạch phát triển GTVT Đường bộ đến năm 2020” đã hoàn thành trình Bộ GTVT. Kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng GTVT đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 các vùng: Đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc bộ; duyên hải miền Trung; vùng Đông Nam bộ đã cơ bản hoàn thành trình Bộ GTVT xem xét, lấy ý kiến của cơ quan liên quan để hoàn thiện. Triển khai giai đoạn 1 Đề án khai thác hiệu quả đường Hồ Chí Minh để giảm tải cho QL1, đạt được kết quả bước đầu (lưu lượng xe tải và xe con đi đường Hồ Chí Minh đã tăng ≈ 140%) và Tổng cục đang tích cực đôn đốc thực hiện tiếp giai đoạn 2 theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT.
An toàn giao thông được đẩy mạnh: Thực hiện Nghị quyết 88 của Chính phủ, Tổng cục ĐBVN tập trung chỉ đạo các Khu QLĐB và các Sở GTVT thực hiện tốt công tác quản lý và bảo trì đường bộ, xử lý các điểm đen, điểm mất ATGT, công tác bảo đảm giao thông… Tăng cường kiểm tra cầu yếu, tình hình TNGT và hành lang đường bộ. Xóa các điểm đen và các điểm mất ATGT: Hiện nay, tổng số điểm đen và điểm tiềm ẩn TNGT trên đường bộ đang khai thác là 315 vị trí; trong đó, 64 vị trí điểm đen và 251 vị trí tiềm ẩn mất ATGT. Kết quả thực hiện trong 11 tháng năm 2012, Tổng cục ĐBVN đã cho phép xử lý 304 điểm. Trong đó, 180 điểm do các đơn vị trực Tổng cục và 63 điểm do sở GTVT xử lý, 40 điểm do Ban ATGT đang làm và 84 điểm đang xử lý, còn 11 điểm chưa xử lý, với tổng kinh phí dự kiến 115,8 tỷ đồng, số còn lại sẽ tập trung thực hiện giai đoạn tới và năm 2013.
Đổi mới toàn diện công tác QLBT đường bộ, Tổng cục đang chỉ đạo đấu thầu thí điểm, tiến tới cho áp dụng trên toàn hệ thống quốc lộ. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể quản lý tải trọng xe, Tổng cục đang tập trung lập dự án các Trạm KTTTX theo thứ tự ưu tiên để thực hiện đầu tư. Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác bảo trì đường bộ; thử nghiệm công nghệ cào bóc tái chế mặt đường (theo dõi 2 đoạn); đang tiến hành thực nghiệm công nghệ sửa chữa mặt đường bằng vật liệu đóng bao (carboncor Asphant); sử dụng sợi các bon trong sửa chữa cầu; sử dụng khe co giãn khe FEBA…
Tập trung đầu tư xây dựng công trình giao thông: Hiện nay, Bộ GTVT giao Tổng cục làm chủ đầu tư và quản lý 93 dự án (gồm 23 dự án TPCP, 07 dự án NSNN, 09 dự án ODA, 37 dự án CBĐT), gồm: Các dự án thực hiện đầu tư (56 dự án): Dự án đình hoãn, dãn tiến độ: 08 dự án; các dự án chuyển tiếp: 30 dự án (đến quý II.2012 có 04 dự án đã hoàn thành); các dự án khởi công mới: dự án Đường tránh Huế – QL1 và dự án các cầu yếu vốn JICA. Dự án chuẩn bị đầu tư (37 dự án): đã duyệt 14 dự án, chưa duyệt 23 dự án. Đến tháng 11/2012, giải ngân 4.228 tỷ đồng/3.785 tỷ đồng kế hoạch (đạt 111,8%).
Công tác quản lý chất lượng công trình giao thông: Năm 2012, tiếp tục là “Năm chất lượng công trình”, Tổng cục tập trung chỉ đạo và tăng cường kiểm tra, nâng cao chất lượng tất cả các khâu từ bước lập dự án đầu tư, lập hồ sơ thiết kế, và chất lượng thi công công trình. Đã khắc phục kịp thời những yếu kém về mặt chất lượng, chấn chỉnh kiểm điểm, quy trách nhiệm cụ thể cho tập thể và cá nhân như: Đã xử lý dứt điểm QL 48-2 (WB4), Tổng cục đã tổ chức hội nghị chất lượng công trình, kiểm điểm đánh giá hoạt động, phân tích, đánh giá cụ thể những mặt cần chấn chỉnh và khắc phục để nâng cao chất lượng công trình. Tăng cường kiểm tra hiện trường, khắc phục hàng loạt các dự án để đảm bảo chất lượng.
Tăng cường quản lý vận tải, phương tiện & người lái: Tổng cục đã trình Bộ GTVT phê duyệt Đề án “Đổi mới công tác quản lý vận tải đường bộ theo hướng hiện đại nhằm giảm thiểu TNGT và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải”. Thực hiện rà soát củng cố các bến xe, trạm dừng nghỉ theo tiêu chuẩn. Hiện cả nước, có tổng số 544 bến xe (có 496 bến xe từ loại I đến loại VI và 48 bến xe chưa được xếp loại), có 20 trạm dừng nghỉ bố trí trên một số tuyến quốc lộ quan trọng (đã công bố 06 trạm). Công tác lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho các xe khách, xe container, đến ngày 01/10/2012 tổng số phương tiện đã lắp đặt thiết bị GSHT là: 37.902/42.043 đạt 90,2%.
Vận tải hành khách và hàng hóa tăng trưởng khá, vận tải hành khách đạt 2.415,3 triệu lượt khách (tăng 13,7%) và 83,6 tỷ lượt khách/km, tăng 11,3 so với cùng kỳ năm trước; vận tải hàng hóa đạt 677,1 triệu tấn (tăng 11,7%) và đạt 35,5 tỷ tấn.km (tăng 9,3%) so với cùng kỳ năm trước.
Về quản lý phương tiện – người lái: Đến nay, cả nước có 300 cơ sở đào tạo lái xe ô tô, đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội. Các cơ sở đào tạo lái xe đã được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất về phòng học, sân tập và xe tập lái… lực lượng giáo viên được củng cố về số lượng và chất lượng. Cả nước hiện có 87 Trung tâm sát hạch lái xe lắp thiết bị chấm điểm tự động (trong đó có 36 Trung tâm loại 1 và 51 Trung tâm loại 2) đáp ứng nhu cầu sát hạch và đã nâng cao chất lượng sát hạch, hạn chế đáng kể các tiêu cực phát sinh. Thực hiện Đề án đổi mới quản lý GPLX. Đến nay, có 46/63 Sở GTVT thực hiện cấp GPLX bằng vật liệu PET (đạt ≈ 74%).
Công tác sắp xếp doanh nghiệp: Thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT, ngày 25/7/2012 Bộ đã có 04 Quyết định (số 1740, 1741, 1742, 1743/QĐ-BGTVT) chuyển 22 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trên địa bàn 04 Khu QLĐB thuộc Tổng cục về các Cienco. Thực hiện Quyết định của Bộ, Tổng cục đã chỉ đạo các doanh nghiệp chuẩn bị tốt công tác bàn giao, đối chiếu, báo cáo các số liệu về tài chính, nhân sự… đã thành lập 2 tổ công tác bàn giao doanh nghiệp. Đến 02/11/2012, đã kết thúc bàn giao 22/22 doanh nghiệp cho các Cienco 1; 4; 5; 6.
2013 năm Kỷ cương, tiến độ, chất lượng, an toàn giao thông
Với mục tiêu là hoàn thiện các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý ngành; nâng cao trách nhiệm, kỷ cương thi hành công vụ, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý Nhà nước; triển khai Quỹ bảo trì đường bộ gắn với việc đổi mới toàn diện công tác bảo trì đường bộ với chất lượng, tiến độ theo yêu cầu đề ra; đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải; nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, đưa hệ thống cơ sở dữ liệu và cấp GPLX mới đi vào hoạt động trên toàn quốc, góp phần tích cực vào mục tiêu giảm từ 5 – 10% số vụ, số người chết, số người bị thường vì tai nạn giao thông.
Năm 2013, Tổng cục được giao vốn kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản là 2.729 tỷ đồng, trong đó; trái phiếu Chính phủ là 1.728 tỷ đồng, vốn NSNN là 466 tỷ đồng, vốn ODA là 535 tỷ đồng. Triển khai thực hiện Quỹ bảo trì Đường bộ theo đúng chương trình của Bộ GTVT, giải quyết tốt các vấn đề như lao dộng, tài sản các trạm thu phí khi dừng thu; triển khai hướng dẫn việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thu phí, phân bổ và sử dụng phí bảo trì đường bộ.
Trên cơ sở đổi mới công tác quản lý vận tải đường bộ theo hướng hiện đại nhằm giảm thiểu TNGT và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. Từ đó, Tổng cục đang tập trung nghiên cứu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và áp dụng thí điểm phần mềm quản lý vận tải hành khách, phần mềm quản lý bến xe, trạm dừng nghỉ, phần mềm quản lý giám sát hành trình. Tiếp tục triển khai đề án nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch cấp GPLX, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ như đôn đốc, hướng dẫn các trung tâm sát hạch tăng cường các thiết bị ghi hình.
Bảo Châu
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.