Tham dự hội thảo có Phó Chủ tịch chuyên trách UB ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng cùng đại diện của các tổ chức có liên quan.
Chương trình can thiệp của Hiệp hội An toàn giao thông toàn cầu (GRSP) do quỹ Bloomberg tài trợ, dựa trên các kết quả đạt được của của chương trình thử nghiệm tại Yên Bái, Đã Nẵng và Bình Dương, triển khai năm 2010 tại Hà Nam và Ninh Bình và mở rộng tại Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Quảng Bình vào năm 2012. Mô hình can thiệp áp dụng tại Việt Nam bao gồm 4 phần: Xây dựng năng lực của các cơ quan, ban ngành trong phòng chống TNGT; tăng cường hoạt động cưỡng chế đối với người vi phạm ATGT; các chiến lược truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và hành vi an toàn của người dân khi tham gia giao thông và hiệu chỉnh các chính sách nâng cao ATGT.
Sau 5 năm thực hiện chương trình, tỷ lệ sử dụng mũ bảo hiểm đạt chuẩn của các tỉnh đã đạt trên 90%, tỷ lệ đi xe có sử dụng MBH đạt 100%. Tỷ lệ vi phạm uống rượu, bia khi tham gia giao thông chỉ còn 4-5% ( Hà Nam), 5% ( Ninh Bình) . Ngoài ra tỷ lệ thương và tử vong do TNGT gây ra đã giảm một các rõ rệt. Các hoạt động xây dựng năng lực cho cảnh sát giao thông về tăng cường thực thi luật pháp nâng cao ATGT đã được thực hiện trên diện rộng, hoạt động còn cung cấp trang thiết bị còn thiếu để tăng cường khả năng cho các công an viên, nâng cấp và thay mới các trang thiết bị phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng nhu cầu công việc.
Tại Hội thảo, Chánh văn phòng UB ATGT QG Nguyễn Trọng Thái cho biết, trong 5 năm thực hiện chương trình ATGT đường bộ tại Việt Nam, tại 5 tỉnh trọng điểm: Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Quảng Bình, công tác bảo đảm trật tự ATGT đã có chuyển biến tích cực. Giảm TNGT, hạn chế việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.
Chương trình ban đầu tập trung vào công tác phòng chống uống rượu bia khi lái xe và sau đó mở rộng tăng cường đội MBH tại các địa phương. Việc triển khai dự án đã tạo điều kiện tốt hơn cho các địa phương thực hiện các giải pháp đảm bảo trật tự ATGT.
Ngoài ra, dự án không chỉ tác động riêng trên phạm vi 5 tỉnh mà còn thúc đẩy việc phòng chống uống rượu bia khi lái xe, nhất là lái xe đường dài trên toàn quốc tạo cơ sở pháp lý để triển khai việc kiểm tra nồng độ cồn trên toàn quốc”.
UB ATGT QG cũng đã phối hợp với các đài truyền hình địa phương phát đi những thông điệp phòng chống uống rượu, bia khi tham gia giao thông, công tác xây dựng truyền thông được mở rộng thông qua tăng cường năng lực về xây dựng kế hoạch chiến dịch truyền thông nhằm thay đổi hành vi, nâng cao nhận thức của người dân. Đối với cảnh sát giao thông các địa phương, ngoài việc tổ chức các khóa tập huấn quy trình kiểm tra nồng độ cồn cho hơn 3000 Công an viên, Chương trình còn cung cấp các máy đo nồng độ cồn, và trên kết quả đó xử phạt người lái xe theo quy định của pháp luật.
“Ngoài ra, việc triển khai tuyên truyền đội mũ bảo hiểm chất lượng thông qua các hoạt động tuyên truyền cũng đang được coi trọng. UB đã mời các chuyên gia ở các hiệp hội quốc tế tập huấn cho đội ngũ tuyên truyền viên nằm phổ biến rộng rãi tác dụng của việc đội mũ bảo hiểm đến sự an toàn cho người tham gia giao thông, quy định về đội mũ bảo hiểm cho trẻ em vào quy định xử phạt khi tham gia giao thông mà mà không có mũ bảo hiểm. Bên cạnh đó, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với các tổ chức phi chính phủ đẩy mạnh thực thi pháp luật về chất lượng mũ bảo hiểm” ông Hùng cho biết.
Đức Anh
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.