Nhiều máy bay bị mắc kẹt ở sân bay quốc tế Don Mueang, Bangkok, Thái Lan sau trận lụt lịch sử xảy ra tại quốc gia này vào năm 2011. Các phi công đã phải cất hạ cánh xuống một sân gôn gần đó.
Rất dễ nhầm lẫn sân bay Courchevel Altiport ở Pháp là một khu trượt tuyết bởi đường băng ngắn và men theo sườn núi, chưa kể nó còn phủ đầy tuyết trắng mỗi khi mùa đông tới. Nếu muốn hạ cánh, các phi công phải bay lên ngọn núi và bay xuống dốc nếu muốn cất cánh. May mắn là sân bay này chỉ mở cửa cho máy bay cá nhân.
Sân bay Tenzing-Hillary ở Nepal còn được biết đến với tên gọi sân bay Lukla. Nằm trên sườn một ngọn núi, đây là một trong những sân bay nguy hiểm nhất thế giới bởi ở cuối đường băng là vực sâu 2.800 m.
Ở đường băng sân bay Agatti Aerodrome, Ấn Độ, chỉ cần sơ xảy một chút là cả máy bay sẽ lao xuống biển.
Sân bay Đảo Meck là một trong nhiều sân bay khó tiếp cận ở quần đảo Marshall. Nguyên nhân là do các phi công rất khó để nhìn thấy đường băng này khi ở trên cao, vì nó nằm dọc trên một hòn đảo có bề ngang rất hẹp. Đương nhiên, nếu không cẩn thận, các phi công rất có thể sẽ hạ cánh ở dưới... đại dương.
Kwajelien cũng là một sân bay quái dị nữa ở đảo Marshall.
Các phi công phải trải qua một khóa huấn luyện bổ sung để được cấp phép bay ở sân bay Funchal, đảo Madeira. Đường băng sân bay này bị vây quanh bởi nhiều ngọn núi và thường xuyên có gió mạnh.
Sân bay quốc tế Nauru với vị trí nửa bờ, nửa biển.
Sân bay Dutch Harbour ở Alaska thường xuyên bị đóng băng và bao phủ bởi một lớp tuyết dày, trơn trượt vào mùa đông.
Đây là đường băng hay một phần của con đường mòn lên núi? Sân bay Ranger Creek ở Washington không chỉ thách thức khả năng quan sát của các phi công mà còn thử tài khéo léo của họ khi phải hạ cánh xuống một thung lung hẹp kẹp giữa hai ngọn núi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.