Mục đích của sự hợp tác này là để nghiên cứu về các công nghệ trí tuệ nhân tạo cho xe ô tô, đặc biệt chú trọng đến tính năng an toàn. |
Hãng xe đến từ Nhật Bản sẽ đầu tư 50 triệu USD trong vòng 5 năm tới vào các trung tâm nghiên cứu chung và thuê cựu giám đốc dự án DARPA là Dr. Gill Pratt về làm lãnh đạo trong giai đoạn đầu. Dr. Pratt nói thêm rằng, các kết quả nghiên cứu sẽ giúp giảm thiểu các rủi ro liên quan đến xe cộ, “chúng tôi muốn con người có một cuộc sống xứng đáng hơn và an toàn hơn."
Toyota hy vọng là các hệ thống an toàn trong tương lai sẽ giúp người già vẫn có thể lái xe được khi họ đã bị tước quyền lái xe vì quá tuổi. Điều này không có nghĩa là biến tài xế thành những hành khách thụ động. Vì một trong những mục tiêu của chương trình này là “loại bỏ những va chạm trên xa lộ mà không làm mất đi niềm vui khi lái xe."
Cả Đại học Stanford và Viện MIT đều là những tổ chức có nhiều kinh nghiệm về trí tuệ nhân tạo. Phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo Stanford (SAIL - Stanford Artificial Intelligence Laboratory) là nhóm đầu tiên chiến thắng thử thách DARPA về xe tự hành vào năm 2005. Trong khi MIT có hơn 20 giáo sư và 100 nghiên cứu sinh làm việc trong ngành Khoa học máy tính và Trí tuệ nhân tạo.
Dr. Pratt nhấn mạnh rằng số tiền 50 triệu USD đầu tư vào các trung tâm nghiên cứu không phải là khoản đầu tư duy nhất của Toyota vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Chắc chắn sẽ còn nhiều khoản đầu tư nữa, không chỉ đến từ Toyota mà còn nhiều công ty hay tổ chức khác.
Với sự đầu tư nghiêm túc của các công ty lớn quy mô toàn cầu, chúng ta có quyền hy vọng là trong tương lai gần sẽ có những loại phương tiện có thể tự hành một phần bên cạnh sự hỗ trợ của con người.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.