TP. Hồ Chí Minh:Nâng cao công tác đào tạo và sát hạch lái xe

Tác giả: Quyết Văn

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 15/02/2018 07:32

Năm 2018, Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh sẽ mở thêm 2 cơ sở đào tạo lái xe,

 

IMG_5121
 

Ông Võ Trọng Nhân - Trưởng Phòng Quản lý sát hạch và cấp giấy phép lái xe (GPLX), Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh cho biết: “Năm 2017, Phòng đã tổ chức được 3.022 kỳ sát hạch (trong đó, ô tô là 1.210 kỳ và mô tô là 1.812 kỳ); cấp 619.596 GPLX (trong đó cấp mới là 461.586 GPLX và cấp đổi, cấp lại là 158.010 GPLX). Công tác quản lý đào tạo lái xe trên địa bàn Thành phố tiếp tục được tăng cường và có những chuyển biến tích cực hơn. Các cơ sở đào tạo đã chủ động trong công tác tổ chức đào tạo và quản lý đào tạo, từng bước khắc phục những thiếu sót còn tồn tại, mạnh dạn thực hiện chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực dạy nghề để có nguồn vốn đầu tư bổ sung xe tập lái và mở rộng sân bãi hoặc xây sân tập lái riêng, chủ động hơn trong việc tổ chức dạy thực hành lái xe cho học viên để thực hiện Thông tư 12/2017/TT-BGTVT”.

Năm 2017, các trung tâm sát hạch lái xe ô tô đã tổ chức triển khai lắp đặt camera quan sát diễn biến trong phòng thi lý thuyết, trên sân sát hạch trong hình, trên xe sát hạch đường trường và truyền hình ảnh công khai ra bên ngoài để mọi người cùng theo dõi. Hoạt động giám sát đã có tác dụng tăng cường hiệu quả công tác quản lý, ngăn ngừa tiêu cực xảy ra, giúp công tác sát hạch ngày càng được nâng cao. Sở đã xây dựng và ban hành quy định về tiêu chuẩn sát hạch viên để đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của xã hội, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh, đảm bảo sát hạch viên khi thực hiện nhiệm vụ có đủ đạo đức, trình độ phục vụ cho công tác sát hạch cấp GPLX.

Mặc dù trong năm 2017 có sự chuyển biến trong công tác sát hạch và cấp GPLX, số lượng thí sinh dự thi mới tăng hơn so với năm 2016 nhưng việc phân công sát hạch viên, sự phối hợp giữa các trung tâm sát hạch lái xe và Phòng Quản lý sát hạch cấp GPLX vẫn diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Sự phối hợp giữa các trung tâm sát hạch với Hội đồng sát hạch ngày càng tốt hơn, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ cho công tác sát hạch lái xe.

Là một trong những đơn vị đào tạo sát hạch lái xe uy tín, chất lượng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Anh Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Giao thông Tiến Bộ cho biết: “Năm 2017, Trường đã tuyển mới 3.028 học viên hạng B2 và hạng C (đã tốt nghiệp 1.342 học viên); 1.252 học viên hạng B1, D, E, FC (đã tốt nghiệp 943 học viên). Tỷ lệ đỗ trung bình năm 2017 đối với hạng B2 là 83% và đối với hạng C là 92%. Nhằm đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường đã đầu tư mua thêm 15 xe số tự động phục vụ cho giảng dạy bằng hạng B2 và 30 xe tải loại 5 tấn phục vụ cho nhu cầu dạy bằng hạng C”.

Theo ông Võ Trọng Nhân, năm 2018 Phòng sẽ tăng cường kiểm tra, bảo đảm việc duy trì các điều kiện về cơ sở vật chất theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ theo Thông tư số 79/2015/TT-BGTVT; duy trì chế độ kiểm tra thực tế, nâng cao tinh thần trách nhiệm của hội đồng sát hạch, tổ sát hạch và của đội ngũ sát hạch viên, đồng thời phối hợp với Thanh tra Sở thực hiện giám sát các kỳ sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo đúng quy định.

Năm 2018, Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh sẽ mở thêm 2 cơ sở đào tạo lái xe, nâng tổng số lên 70 cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn Thành phố. Đồng thời, cấp mới thêm 02 trung tâm sát hạch lái xe loại 2 theo chủ trương của Bộ GTVT trong tổng số 24 trung tâm hiện nay. Để tạo thuận lợi cho người dân cấp, đổi GPLX, hiện Phòng Quản lý sát hạch và cấp GPLX vẫn thực hiện dịch vụ công cấp độ 3 (đổi GPLX qua mạng) trong công tác đổi GPLX. Đồng thời, Sở sẽ phối hợp với Bưu điện Thành phố thực hiện dịch vụ trả GPLX đến tận nhà người dân có nhu cầu. Trong năm 2017 đã thực hiện gần 33.000 lượt người đăng ký dịch vụ 

Ý kiến của bạn

Bình luận