"Trái đất 2.0" có gì đặc biệt?

Bạn đọc 26/07/2015 17:58

Kepler-452b là một hành tinh xoay quanh ngôi sao thuộc loại G có tên Kepler-452. Hai thiên thể này đã được kính thiên văn không gian Kepler phát hiện

1428925
Ảnh concept so sánh Trái Đất và Kepler-452b

 NASA vừa chính thức công bố sự tồn tại

Đây cũng là lần đầu tiên người ta phát hiện ra một hành tinh có kích cỡ tương tự Trái đất, nằm trong vùng "sinh sống được" và xoay quanh một ngôi sao tương tự Mặt Trời. Nó cũng là hành tinh thứ hai giống Trái Đất nhất mà chúng ta biết từ trước tới nay, sau Kepler-186f.

Hành tinh này cách Thái Dương hệ của chúng ta 1.400 năm ánh sáng. Với tốc độ di chuyển của New Horizons - tàu vũ trụ nhanh nhất hiện nay của chúng ta (nhưng không chứa phi hành gia) - cũng phải mất khoảng 25,8 triệu năm để đi tới đó.

Kepler- 452b có gì đặc biệt?

Hành tinh này mất khoảng 385 ngày để xoay quanh ngôi sao trung tâm (Mặt trời của nó). Kepler-452b già cỗi và lớn hơn Trái Đất của chúng ta một chút, nhưng vẫn nằm trong "vùng sự sống" (habitable zone) của ngôi sao mẹ.

Khối lượng của nó có thể lớn gấp 5 lần Trái Đất, và trọng lực có thể gấp đôi hành tinh mà chúng ta đang sống. Tuy nhiên đây mới chỉ là tính toán "thô" mang tính ước đoán về trọng lượng của các ngoại hành tinh (exoplanet - hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta).

Nếu nó là một hành tinh có bề mặt tương tự Trái đất, rất có thể đây sẽ là một siêu Trái Đất với nhiều núi lửa hoạt động do khối lượng và mật độ của nó cao hơn hành tinh của chúng ta. Khi đó, những đám mây trên Kepler-452b sẽ dày đặc và đầy sương mù, bao phủ phần lớn bề mặt khi nhìn từ không gian. Còn ngôi sao mẹ, Kepler-452, trông gần giống như Mặt trời của chúng ta.

1428928
So sánh các hệ sao Mặt Trời, Kepler-186 và Kepler-452

 Vẫn chưa có gì chắc chắn về việc Kepler-452b có thể tồn tại/cung cấp các môi trường phù hợp với sự sống hay không. Nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng, hiện nó đang xoay quanh một ngôi sao loại G2V, tương tự như Mặt trời, với nhiệt độ và khối lượng gần tương đồng nhau. Tuy nhiên, ngôi sao trung tâm này hiện đã 6 tỷ năm tuổi, già hơn tới 1,5 tỷ năm tuổi so với Mặt trời của chúng ta.

Tại thời điểm đang ở trong quá trình tiến hóa này, Kepler-452b nhận một mức nhiệt lượng từ sao mẹ cao hơn 10% so với mức mà Trái đất hiện đang nhận từ Mặt trời. Nếu Kepler-452b là một hành tinh "sỏi đá", thì có thể nó sẽ là một đối tượng đủ điều kiện cho sự sống hoặc là một nơi đang ở bên bờ vực bị phá hủy bởi hiệu ứng nhà kính (runaway greenhouse effect). Đó là hiện tượng mà hiệu ứng nhà kính trên một hành tinh đủ mạnh để làm bốc hơi hết mọi đại dương của hành tinh đó. Đây là điều được cho đã từng xảy ra với Kim tinh (Venus) và hành tinh này hiện không có dấu hiệu của sự sống mặc dù về kích thước, nó rất tương đồng với Trái Đất.

Ý kiến của bạn

Bình luận