Đất là một tài sản quý giá giúp sản xuất thực phẩm, hấp thu cacbon dư thừa và chống xói mòn… nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì lớp đất mặt đang có nguy cơ bị biến mất một phần trong tương lai.
Liên Hiệp Quốc quy định năm 2015 là năm quốc tế về đất đai với cảnh báo 33% tài nguyên đất trên hành tinh đang bị suy thoái do xói mòn, ô nhiễm, quá trình axit hóa và suy giảm chất dinh dưỡng (theo New Scientist). Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do quá trình quản lý đất chưa tốt của con người. Trừ khi chúng ta có những biện pháp kịp thời, nếu không diện tích đất trồng tính trung bình theo đầu người chỉ bằng một phần tư của năm 1960 tính đến hết năm nay.
Tháng 12 năm nay, Liên Hiệp Quốc sẽ có báo cáo chính thức về tình trạng đất trên thế giới và tình hình có thể còn tồi tệ hơn so với những con số được công bố hiện tại. Người ta ước tính cứ mỗi phút chúng ta lại mất đi một diện tích đất trồng tương đương 30 sân bóng đá và nếu cứ tiếp tục đà này đến năm 2075 hầu như chúng ta sẽ không còn đất để canh tác.
Peter Groffman, một nhà nghiên cứu thuộc Cary Institute of Ecosystem Studie, New York cho biết: "Nhiều ý kiến cho rằng suy thoái đất là mối đe dọa môi trường lớn nhất đối với con người".
Ngoài việc phục vụ cho việc canh tác, đất còn là một bức tường thành vững chắc chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu. Vi khuẩn và nấm trong đất hấp thụ carbon từ các nhà máy và xác động vật bị phân hủy. Theo Nature, đất có thể chứa gấn 3 lần lượng cacbon so với không khí.
Một trong những thủ phạm của việc xói mòn đất là việc sử dụng phân bón tổng hợp khiến đất có thể chua, mặn và cản trở hoạt động của nấm, vi khuẩn rễ cây giúp lưu trữ cacbon.
Liên Hiệp Quốc cho rằng điều này có thể cải thiện bằng cách thay đổi tập quán nông nghiệp, chuyển từ độc canh sang luân canh và tăng cường các loại cây có khả năng bổ sung chất dinh dưỡng cho đất.
Bạn sẽ rất ngạc nhiên nếu biết rằng để hình thành một lớp đất dày 1cm thì phải trải qua thời gian khoảng 1000 năm. Do đó, tài nguyên đất đối với con người là vô cùng quý giá và cần được lên kế hoạch bảo vệ để có thể sử dụng lâu dài.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.