Theo hướng dẫn này, bên cạnh việc tổ chức tốt việc truyền thông khởi nghiệp, Sở GD&ĐT yêu cầu các trường chủ động nghiên cứu, tổ chức xây dựng chương trình, nội dung giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông có tính linh hoạt, phù hợp với hướng phát triển ngành nghề ở địa phương.
Tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào giảng dạy các bộ môn có điều kiện thuận lợi (Công nghệ, Giáo dục công dân,…) và các hoạt động giáo dục khác (Giáo dục ngoài giờ lên lớp, Giáo dục nghề phổ thông) nhằm hình thành ở học sinh những thông tin đúng đắn về những ngành nghề cần thiết phải phát triển ở ngay địa phương mình, giúp học sinh hình thành năng lực nghề nghiệp tương ứng; giáo dục cho các em tinh thần kinh doanh, khởi nghiệp.
Đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh (cả về số lượng lẫn chất lượng), góp phần hình thành và phát triển năng lực cần thiết cho học sinh, khơi gợi ý tưởng sáng tạo, ươm mầm khởi nghiệp từ các đề tài, dự án nghiên cứu để lựa chọn nghề nghiệp, khởi nghiệp sau này.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả nội dung giáo dục kinh doanh tích hợp chính khóa trong môn Công nghệ lớp 10 THPT trong Phần “Tạo lập doanh nghiệp”, gồm 8 bài và 2 chương, thực hiện trong 11/54 tiết gồm các nội dung như:
Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh (Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; lựa chọn lĩnh vực kinh doanh; bài thực hành về lựa chọn cơ hội kinh doanh), Tổ chức và quản lý doanh nghiệp (Xác định kế hoạch kinh doanh; thành lập doanh nghiệp; quản lý doanh nghiệp; bài thực hành xây dựng kế hoạch kinh doanh) xem Giáo dục kinh doanh là một hình thức giáo dục hướng nghiệp - khởi nghiệp, qua đó bồi dưỡng, hun đúc ý tưởng, ý chí khởi nghiệp, kinh doanh cho học sinh sau khi ra trường.
Triển khai Chuyên đề “Tìm hiểu kinh doanh” để giảng dạy như một nghề tự chọn trong chương trình giáo dục nghề phổ thông cấp THPT tại Trung tâm KTTH - HNDN tỉnh…
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.