Ảnh minh họa |
Có được nguồn thu dồi dào từ các gia đình trung lưu Trung Quốc, những người muốn cho con cái học đại học nước ngoài, các trường trung học quốc tế đang ăn nên làm ra. Tổng doanh thu của những trường quốc tế ở Trung Quốc tăng 23% mỗi năm liên tục từ 2009 đến 2013 và đạt tới con số gần 300 triệu USD trong năm 2013.
"So với việc học từ các trường trong nước rồi sau đó chuyển ngay sang học ở nước ngoài, các trường quốc tế sẽ giúp học sinh có trải nghiệm mượt mà hơn, bởi các em vẫn ở trong nước mà lại được tiếp xúc nhiều hơn với tiếng Anh và hệ thống giáo dục nước ngoài," ông Albert Yip, một nhà phân tích tại công ty GF Securities, phát biểu trên tờ SCMP.
Số lượng sinh viên Trung Quốc theo học ở nước ngoài đã tăng với tốc độ hơn 17% một năm trong khoảng thời gian từ 2007 và con số này đang ở mức 523.700 sinh viên vào năm 2015, theo công ty GF.
Nhu cầu mạnh mẽ này chuyển thành lợi thế cho các trường trung học song ngữ ở đại lục. Đối với những trường được được điều hành bởi hệ thống giáo dục Maple Leaf, sinh viên tốt nghiệp từ các trường trung học được cấp bằng, bằng này được công nhận bởi cả Trung Quốc và bang British Columbia. Điều này mang cho họ lợi thế khi xin học tiếp ở nước ngoài.
Lợi nhuận ròng Maple Leaf trong sáu tháng kết thúc được chốt vào ngày 29 tháng 2 đạt mức 125 triệu nhân dân tệ, tăng 120% so với năm trước. Tổng doanh thu tăng hơn 26% lên con số 380 triệu nhân dân tệ.
CLSA dự kiến doanh thu của công ty sẽ tăng 29% mỗi năm trong nửa thứ hai của năm tài chính 2016. Trong năm 2017, số lượng học sinh của cả hệ thống Maple Leaf có thể tăng lên 13% so với năm 2016.
Các trường quốc tế tư nhân không bị ràng buộc bởi các chương trình giáo dục của chính quyền địa phương, tỉnh, quốc gia và hệ thống giáo dục công cộng của Trung Quốc, điều này khiến cho các trường dễ dàng hơn trong việc mở rộng nội dung học tập.
Quyết định giảm tải môn tiếng Anh trong kỳ thi Gaokao vào năm 2013 - kỳ thi đại học toàn quốc - trong một nỗ lực để thúc đẩy sự phát triển của tiếng Hoa và giảm bất bình đẳng giáo dục giữa nông thôn và thành thị, cũng tác động đến các trường quốc tế.
Chính sách này buộc các trường công lập cắt giảm giờ học tiếng Anh và điều đó làm tăng sức hấp dẫn của trường tư với các bậc cha mẹ mong muốn một nền giáo dục song ngữ cho con cái.
Tuy các trường trung học công lập đã xây dựng uy tín dài lâu, họ đang phải đối mặt với một chính sách thắt chặt của chính phủ do những lo ngại về bình đẳng giáo dục.
Trong khi đó, sự độc lập của trường tư thục cho phép họ tổ chức các chương trình rộng lớn hơn, đa dạng hơn cũng như linh hoạt, ông Yip cho biết.
Mức học phí tại trường quốc tế ở địa phương, do người địa phương tham gia điều hành, thấp hơn ở phương Tây, cũng là yếu tố hấp dẫn người Trung Quốc. Tại Thượng Hải, mức học phí cao nhất tại Maple Leaf là 81.000 nhân dân tệ một năm, thấp hơn nhiều so với con số 290.000 nhân dân tệ một năm tại Nord Anglia, một công ty của Anh với các trường ở 15 quốc gia.
Số lượng các trường quốc tế tại Trung Quốc đạt 597 trường trong năm qua, vượt qua Ả Rập để xếp hạng nhất toàn thế giới, theo một nghiên cứu của NewSchool Insight Media, một viện nghiên cứu chính sách tập trung vào ngành giáo dục tại Đại lục.
Với sự gia tăng số lượng các gia đình giàu có và trung lưu, ít nhất 1.000 trường học quốc tế tư nhân cần phải mở trong những năm tới ở Trung Quốc.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.