Trung Quốc có nhiều vũ khí hơn Mỹ trong chiến tranh thương mại?

Tác giả: bizlive

saosaosaosaosao
Doanh nghiệp 28/08/2019 06:31

Lãnh đạo chính trị Trung Quốc có quyền lực tuyệt đối với chính sách tiền tệ còn Tổng thống Mỹ không có điều này.


dauchinagetty_meig

Ảnh: GettyImages

Khoảng một năm rưỡi tính từ khi chiến tranh thương mại Trung Quốc – Mỹ bắt đầu, một xu thế mới đang nổi lên.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa tăng thuế với hàng Trung Quốc, Trung Quốc trả đũa, sau đó Trung Quốc thông báo một số biện pháp kích thích kinh tế và để đồng nhân dân tệ suy yếu. Tổng thống Trump tiếp tục trả đũa Trung Quốc và rồi cả hai nền kinh tế tiếp tục suy yếu.

Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kéo thêm cả Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào cuộc chiến, ông chỉ trích Ngân hàng Trung ương Mỹ đã không làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ cho nền kinh tế. 

Có lẽ sẽ là một tin buồn với nhà đầu tư khi mà trong bài báo mới đây, Wall Street Journal cảnh báo rằng chu kỳ này sẽ vẫn tiếp tục diễn ra cho đến cuộc bầu cử Tổng thống tiếp theo vào tháng 11/2020. Có ba lý do điều đó sẽ xảy ra, xét trên quan điểm của Bắc Kinh.

Đầu tiên, Trung Quốc dường như ngày một thiếu tin tưởng vào khả năng Tổng thống Trump là một đối tác đàm phán tin cậy, chính vì vậy phía Trung Quốc muốn kéo dài thời gian. Thứ hai, Trung Quốc có công cụ để ứng phó với các biện pháp thuế quan từ Mỹ, tăng trưởng của Trung Quốc chỉ chững lại chứ không sụp đổ hẳn.

Thứ ba, Trung Quốc đưa ra thêm vũ khí để ứng phó trong chiến tranh thương mại ngay cả nếu thặng dư thương mại với Mỹ khiến Trung Quốc dễ chịu tác động.

Nguyên nhân của điều này nằm ở chỗ lãnh đạo chính trị Trung Quốc có quyền lực tuyệt đối với chính sách tiền tệ còn Tổng thống Mỹ không có điều này. Hệ thống Mỹ phục vụ cho quyền lợi của Mỹ trong dài hạn bằng cách cản trợ nhiều khoản đầu tư hoang phí và đồng thời duy trì lạm phát ở mức cần thiết.

Giờ đây, triển vọng kinh tế Mỹ suy yếu, khả năng Mỹ kích thích kinh tế thông qua hạ mạnh lãi suất hay giảm giá đồng tiền không hề dễ làm. Ngành sản xuất Mỹ đang suy yếu một phần nhờ xuất khẩu đi xuống.

Người ta có thể thấy rõ những gì đã xảy ra trong tháng 8/2019. Ngày 1/8/2019, Tổng thống Trump thông báo về một số biện pháp thuế quan mới, đến giữa tháng, nhà hoạch định chính sách Trung Quốc công bố về biện pháp thay đổi cơ chế lãi suất trong đó có việc hạ lãi suất dựa trên một số biện pháp nới lỏng.

Trong ngày thứ Sáu, Trung Quốc công bố một số biện pháp trả đũa và Tổng thống Trump đáp trả. Đồng nhân dân tệ ngay sau đó giảm giá 1% và từ đầu tháng 8/2019 giảm giá đến 4%.

Cuối ngày thứ Hai, Tổng thống Mỹ cho biết quan chức Mỹ cho biết chính quyền ông đã nhận được cuộc gọi từ Trung Quốc với nội dung: “Hãy trở lại bàn đàm phán”. Tuy nhiên nhà đầu tư nên thận trọng. Rõ ràng Trung Quốc sẽ phải chịu thiệt hại từ việc tăng trưởng thương mại chững lại, thế nhưng Trung Quốc sẽ vẫn chống đỡ được thêm một năm nữa như vừa qua của ông Trump.

Ý kiến của bạn

Bình luận