Trung Quốc đầu tư hàng trăm tỷ USD vào “Một vành đai, một con đường”

Tác giả: bizlive

saosaosaosaosao
Doanh nghiệp 17/01/2018 14:41

Dự án “Một vành đai, một con đường” phát triển các dự án hạ tầng trên khắp 60 quốc gia châu Âu, châu Á và châu Phi...

trungquoctaunikkei_snjm

Ảnh: Nikkei

Trung Quốc có thể đã trở nên thận trọng hơn khi cố gắng hạn chế bớt nợ doanh nghiệp, tuy nhiên không hề từ bỏ tham vọng đầu tư vào dự án “Một vành đai, một con đường”, theo khẳng định của Nikkei. 

Ngân hàng đầu tư lớn nhất tại Trung Quốc mới đây đã công bố cam kết sẽ cấp các khoản vay tổng trị giá 250 tỷ USD cho dự án này. 250 tỷ USD thậm chí cao hơn cả GDP năm 2016 của Hy Lạp hoặc Phần Lan.

Trong ngày thứ Hai, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB), ông Hu Huaibang, tuyên bố tính đến cuối năm 2017, Trung Quốc đã cấp các khoản vay tổng trị giá 110 tỷ USD cho các dự án phát triển dọc tuyến đường thương mại này.

Ngân hàng CDB có tổng tài sản ước khoảng 2,4 nghìn tỷ USD. Ngân hàng được thành lập để cung cấp các khoản vay trung và dài hạn cho các dự án đầu tư kinh tế và xã hội của Trung Quốc.

Tính trên quy mô toàn thế giới, CDB cũng là ngân hàng đầu tư phát triển lớn nhất. Ngân hàng thuộc sự quản lý trực tiếp của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc và được đảm bảo bởi Bộ Tài chính cũng như tổ chức đầu tư lớn nhất Trung Quốc, Huijin Investment.

“Trung Quốc nằm ở trung tâm của chuỗi cũng ứng toàn cầu, chính vì vậy nhiều nước muốn tham gia vào dự án một vành đai, một con đường”, ông Hu khẳng định.

Dự án “Một vành đai, một con đường” được Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đề xuất vảo năm 2013. Dự án phát triển các dự án hạ tầng trên khắp 60 quốc gia châu Âu, châu Á và châu Phi. Nó được gọi với cái tên kế hoạch Marshall của Trung Quốc, trước đây sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, Mỹ từng triển khai kế hoạch Marshall để giúp khôi phục lại Tây Âu. 

Từ năm 2014 đến năm 2015, Trung Quốc đã đầu tư 50 tỷ USD vào những nước có tham gia vào dự án, tổng khối lượng giao dịch thương mại đạt đến 3 nghìn tỷ USD. Ông Hu tính toán Trung Quốc sẽ phải đầu tư thêm 150 tỷ USD trong 5 năm nữa, Trung Quốc đồng thời sẽ nhập khẩu lượng hàng hóa tổng giá trị lên đến khoảng 2 nghìn tỷ USD từ những nước này.

Tất nhiên, Trung Quốc sẽ luôn giữ vững tham vọng phát triển dự án quy mô lớn khủng khiếp này, thế nhưng Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB), ông Jin Liqun, khẳng định Trung Quốc sẽ vẫn tính toán đến bài toán lợi nhuận khi đầu tư vào dự án.

Ông Jin Liqun nói: “Chúng tôi chắc chắn không chịu lỗ”. Ngân hàng AIIB được thành lập vào năm 2016 với mục tiêu cung cấp tín dụng cho các dự án hạ tầng ở châu Á.

Ý kiến của bạn

Bình luận