Trung Quốc định thâu tóm cả Mặt Trăng, đặt mục tiêu cho năm 2050. (Ảnh minh họa: RT) |
Ông Bao Weimin, người đứng đầu Ủy ban khoa học và công nghệ tại Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CAST) tuần trước đã tiết lộ về tham vọng này.
CAST hiện là nhà thầu chính cho chương trình không gian quốc gia trong tạo lập một khu kinh tế trong không gian giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Khu kinh tế được xác định bao gồm các khu vực không gian gần Trái Đất, Mặt Trăng và khoảng không gian ở giữa.
Lĩnh vực này có tiềm năng kinh tế rất lớn và do đó đất nước nên nghiên cứu các hệ thống vận chuyển hàng không vũ trụ chi phí thấp, đáng tin cậy giữa Trái Đất và vệ tinh của nó.
Nhật báo Khoa học và Công nghệ có liên kết với Nhà nước Trung Quốc trích lời các chuyên gia ước tính, dự án có thể sẽ tạo ra khu vực dịch vụ trị giá 10.000 tỷ USD mỗi năm cho Trung Quốc. Các công ty tham gia dự án sẽ tập trung vào ba lĩnh vực chính: vận chuyển không gian, phát hiện tài nguyên không gian và cơ sở hạ tầng dựa trên không gian.
Công nghệ cơ bản dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2030, trong khi công nghệ vận tải chủ chốt dự kiến sẽ được tạo ra vào năm 2040. Đến giữa thế kỷ này, Trung Quốc có thể thiết lập thành công khu kinh tế vũ trụ.
Ông Bao cam kết rằng nước này sẽ nghiên cứu hệ thống vận chuyển đáng tin cậy, chi phí và kiểu bay giữa Trái Đất và Mặt Trăng.
Nghiên cứu Mặt Trăng đã trở thành lĩnh vực được chú trọng cực lớn của Trung Quốc. Nước này đã nhanh chóng phát triển lĩnh vực vũ trụ và nghiên cứu Mặt Trăng trong những năm gần đây.
Hồi tháng 7 vừa qua, công ty tư nhân i-Space (còn được gọi là Công ty Công nghệ không gian Vinh quang Bắc Kinh) đã phóng một tên lửa mang theo nhiệm vụ quỹ đạo thành công đầu tiên của ngành công nghiệp vũ trụ Trung Quốc.
Trung Quốc đã phóng tàu thăm dò Hằng Nga-4 (Chang'e-4), hạ cánh thành công xuống nửa tối của vệ tinh tự nhiên lớn nhất Trái Đất (còn gọi là nửa không nhìn thấy được của Mặt Trăng - Far side of the Moon). Đây là sự kiện lịch sử bởi trước đó, chưa một nhà du hành hay robot tự hành nào đặt chân lên thế giới bí mật này của Mặt Trăng.
Cuối năm nay, Trung Quốc sẽ phóng tàu Hằng Nga-5, đem các mẫu vật tư Mặt trăng về Trái Đất. Sau đó sẽ là tàu Hằng Nga-6, đem mẫu vật từ Cực nam Mặt trăng, tàu Hằng Nga-7 thám hiểm Cực nam để tìm hiểu cấu tạo của khu vực này. Tàu Hằng Nga-8 sẽ thử nghiệm các công nghệ then chốt như công nghệ in 3D để xây dựng trạm nghiên cứu.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã đạt được bước tiến quan trọng về công nghệ in 3D trong môi trường trọng lực siêu nhỏ: hoàn thiện thành công kĩ thuật in 3D bằng chất liệu gốm trong năm 2018. Chất liệu gốm là chất liệu tương tự như các phân tử silicat trên Mặt trăng.
Trong Sách Trắng về các hoạt động vũ trụ được Trung Quốc công bố năm 2016, chương trình vũ trụ được coi là một phần không thể tách rời trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của nước này.
Chương trình vũ trụ của Trung Quốc nhằm đến việc tạo sự giàu có cho nước này thông qua nền kinh tế dựa vào công nghệ vũ trụ. Hiện nay nền kinh tế dựa vào công nghệ vũ trụ của toàn thế giới đạt giá trị 350 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt mức 2,7 nghìn tỷ vào năm 2040.
Ngoài ra, trong tương lai ngành khai thác mỏ trong không gian cũng có tiềm năng khổng lồ.
Các nhà khoa học ước tính một hành tình giàu platinum cỡ nhỏ, đường kính dài khoảng 200m, có thể giá trị tới 30 tỷ USD. Tiểu hành tinh 2011 UW158 trôi cách Trái Đất 2,4 triệu km vào năm 2015 được ước tính có lượng platinum trị giá 5.000 tỷ USD.
Ước tính trên bề mặt của Mặt Trăng có các tài nguyên như chất Thori (nguyên liệu hạt nhân an toàn hơn chất uranium truyền thống), chất magiê, platinum, titan, silicon, nước đá, nhôm và quặng sắt.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.