Ảnh: Reuters |
Trung Quốc đang cố gắng để củng cố vị thế thống trị với nguyên tố đất hiếm cần sử dụng trong nhiều sản phẩm công nghệ cao thông qua nhiều biện pháp nhằm điều tiết sự phát triển của ngành công nghệ cao. Khi làm như vậy, Bắc Kinh đối diện với rủi ro đẩy hoạt động đầu tư ngành đất hiếm vào tay đối thủ thương mại lớn nhất của nước này: Mỹ.
Theo Nikkei, Trung Quốc sản xuất khoảng 80% lượng đất hiếm trên toàn cầu. Đất hiếm được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm trong đó bao gồm điện thoại thông minh, xe chạy điện và xe lai. Khi mà ngày một nhiều người lo lắng về khả năng Bắc Kinh đang cân nhắc đến hạn chế xuất khẩu, giá đất hiếm đã tăng chóng mặt trong vài tháng qua.
Giá neodymium, chủ yếu được sử dụng trong nam châm, đã tăng 30% lên 68,5 USD/kg từ tháng 4/2019. Trong khi đó giá dysprosium, chủ yếu được sử dụng trong nam châm, đã tăng 30% lên 290USD/kg trong cùng khoảng thời gian trên.
Cả hai loại nguyên liệu đất hiếm kể trên đều quan trọng. Neodymium giúp tăng tác dụng của nam châm thế nhưng lại không phát huy được dưới điều kiện nhiệt độ cao. Bởi khi vận hành, ô tô có thể phát nhiệt rất lớn, chính vì vậy dysprosium giúp cho neodymium chống chọi được với nhiệt. Khi mà thêm nhiều công ty muốn sản xuất thiết bị điện và lai, nhu cầu với các nguyên tố đất hiếm kể trên tăng cao.
Xét đến tầm quan trọng của các nguyên tố đất hiếm với các ngành cũng như hoạt động quốc phòng, Washington đã loại bỏ đất hiếm trong danh mục hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc phải chịu tăng thuế 25%.
Giới chuyên gia phân tích cho rằng Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ không viện đến nhiều biện pháp mạnh tay từng được sử dụng trong quá khứ. Trưởng bộ phận phân tích tại Mitsubishi UFJ, ông Kotaro Shimizu, nhận xét: “Thái độ của Trung Quốc lần này bình thản hơn rất nhiều so với khi mà Bắc Kinh hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật năm 2010”.
Cũng trong cùng năm đó, phía Mỹ cố gắng hồi sinh lại hoạt động khai thác đất hiếm tại Mỹ bằng việc đưa ra một dự luật để phát triển công nghệ và tài nguyên đất hiếm được biết đến với cái tên RESTART Act. Dù rằng luật này cũng không thu hút được sự chú ý nhiều, thế nhưng giờ đây sự quan tâm đến nó lại đang tăng lên tại Mỹ.
Khi Bắc Kinh hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật bởi căng thẳng giữa hai nước leo thang xung quanh vấn đề chủ quyền với cụm đảo mà Nhật gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, công chúng Trung Quốc đã hả hê về việc Trung Quốc có thể trừng phạt Nhật như thế nào bằng đất hiếm.
Tuy nhiên chính Trung Quốc cũng phải trả giá cho điều này. Khi mà nguồn cung khan hiếm và giá cả tăng, các công ty Nhật bắt đầu giảm tiêu thụ đất hiếm và thay vào đó tập trung vào việc tái chế. Số liệu thống kê từ phía Nhật cho thấy nhu cầu đất hiếm của Nhật giảm từ 32.390 tấn vào năm 2007 xuống còn 13.197 tấn vào năm 2012.
Mỹ vẫn còn thiếu năng lực chia tách đất hiếm. Nhiều loại nguyên liệu đất hiếm phải gửi đến Trung Quốc, nơi có công nghệ phân tách tốt hơn. Bắc Kinh áp thuế 25% với đất hiếm từ Mỹ được gửi đến Trung Quốc để phân tách.
Thế nhưng phía Mỹ đang có những bước tiến của riêng họ. Công ty Lynas của Australia, công ty sản xuất đất hiếm lớn nhất bên ngoài Trung Quốc, vào tháng 5/2019 công bố họ đã ký thỏa thuận với công ty xử lý đất hiếm Blue Line của Mỹ để phát triển liên doanh nhằm xây dựng nhà máy phân tách đất hiếm tại Mỹ.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.