Các trường đại học và cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam có tiêu chuẩn đánh giá chất lượng mới. Ảnh: Lê Hiếu. |
Mục đích của Thông tư này là đẩy mạnh công tác kiểm định, nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với khu vực và quốc tế, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, nhất là sau khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập.
Những quy định được đưa vào văn bản bao gồm: bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục, áp dụng cho việc đánh giá đối với các học viện, trường đại học.
Theo đó, văn bản mới được xây dựng dựa trên bộ tiêu chuẩn đánh giá cơ sở giáo dục do mạng lưới các trường đại học ASEAN ban hành vào tháng 7 vừa qua.
Cụ thể, những tiêu chuẩn này được chia thành 4 nhóm: đảm bảo chất lượng về mặt chiến lược, đảm bảo chất lượng về mặt hệ thống, đảm bảo chất lượng về mặt thực hiện chức năng, kết quả hoạt động.
Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học hiện hành chỉ có 10 tiêu chuẩn và 61 tiêu chí. Song bộ tiêu chuẩn mới có đến 25 tiêu chuẩn, 111 tiêu chí, đánh giá toàn bộ hoạt động của một cơ sở giáo dục đại học.
Triết lý chung cho đại đa số tiêu chuẩn là các tiêu chí sẽ được phân thành quy trình PDCA (Plan, Do, Check, Act).
Nếu trước đây việc công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng chỉ có đạt và chưa đạt thì Thông tư mới sẽ có 7 mức đánh giá.
Cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng khi có điểm trung bình của các tiêu chuẩn trong từng nhóm đạt từ mức 3,5 điểm trở lên và không có tiêu chuẩn nào có điểm trung bình dưới 2,0 điểm.
Những việc cần thực hiện trong cả chu kỳ kiểm định, nhất là sau khi cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng, cũng có quy định về khuyến khích và chế tài.
Thời gian chuyển tiếp giữa quy định hiện hành và quy định mới cũng được nêu rõ.
Sau khi được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định hiện hành và có hiệu lực trong thời gian 5 năm, các cơ sở giáo dục có thể đăng ký để đánh giá thêm theo quy định mới.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.