Túi khí do John W. Hetrick phát minh được đăng ký bản quyền lần đầu tiên vào năm 1952 tại Mỹ. Tuy nhiên phải đến gần 20 năm sau, trang bị này mới được lắp đặt trên xe ô tô.
Porsche 944 Turbo là mẫu xe đầu tiên sử dụng 2 túi khí tiêu chuẩn từ năm 1987.
Mercury Monterey 1972 là mẫu xe có trang bị túi khí hành khách phía trước đầu tiên.
Tin tức ô tô ghi nhận vụ va chạm đầu tiên trên 2 chiếc xe có trang bị túi khí đều thuộc mẫu xe Chrysler Lebarons. Cả 2 tài xế đều sống sót sau tai nạn.
Năm 1970, túi khí do tập đoàn General Motors sản xuất được Viện Bảo hiểm an toàn giao thông Mỹ thử nghiệm trên chiếc Chevrolet Impala. Theo đó, túi khí của GM có độ bền cao đến độ các chi tiết khác trên xe đã xuống cấp mà túi khí vẫn còn khá hoàn hảo.
Doanh số của những chiếc xe trang bị túi khí của GM và Ford trong thập niên 1970 không đạt được kỳ vọng. Đến năm 1977, GM buộc phải dừng sản xuất loại túi khí này cũng như kêu gọi chính phủ Mỹ ngưng tiêu chuẩn hóa túi khí với lý do không thực tiễn và không phù hợp.
GM từng giới thiệu 1 loại túi khí khác có vị trí nằm ở hông ghế trong, nhằm giúp người ngồi đập đầu vào tựa tay giữa khi có va chạm từ ngang hông xảy ra.
Vô lăng trên chiếc Citroen C4 khá đặc biệt khi chỉ viền xoay theo điều khiển của người lái, còn phần trung tâm vẫn giữ nguyên. Thiết kế này giúp Citroen có thể gắn 1 loại túi khí phù hợp với kích thước thân trên của con người, tương tự như hình quả trứng nằm ngược.
Bố trí túi khí hình quả trứng nằm ngược trên Citroen C4 |
Thời gian bung của túi khí phải rất nhanh (khoảng 1/20 giây) và mạnh để tránh cho đầu người ngồi va vào vô lăng khi có va chạm.
Tuy nhiên, lực bung túi khí cũng có thể khiến người dùng tử vong do khoảng cách giữa mặt và túi khí quá gần thời điểm nó mới bắt đầu bung. Chính vì vậy bắt buộc túi khí phải bung nhanh nhất và bung hết trước khi đầu người lái tiến gần về phía vô lăng.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.