Tại hội thảo “Tuyển sinh trường tư thục: Thực trạng và giải pháp”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGD của Quốc hội Ngô Thị Minh chia sẻ rất bức xúc về việc tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội. |
Liên quan đến việc Sở GDĐT Hà Nội nghiêm cấm các trường thực hiện tuyển sinh trước thời gian do sở quy định, yêu cầu cả trường công và trường tư tuyển sinh trong cùng một thời điểm, nhiều trường tư thục trên địa bàn Hà Nội đã lên tiếng phản đối.
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, bà Ngô Thị Minh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, Sở GDĐT Hà Nội quy định như vậy là không nên, gây rất nhiều trở ngại, khó khăn cho các trường và phụ huynh.
Bà Minh phân tích: Mỗi gia đình có một nhu cầu khác nhau trong việc chọn trường cho con, người thích trường tư, người chọn trường công. Mỗi trường cũng có những điều kiện, năng lực khác nhau trong việc tuyển sinh.
Khi biết thông tin Sở GDĐT Hà Nội quy định tuyển sinh các trường cùng thời điểm, tôi đã trực tiếp liên lạc với Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ và có nửa tiếng đồng hồ để trao đổi về vấn đề này. Tôi đã phân tích đầy đủ bằng chứng, lý do và mong muốn của người học.
Tâm lý phụ huynh thường muốn tìm hiểu trước về chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh của trường mình định cho con theo học. Nếu trường công bố phương thức tuyển sinh càng sớm thì càng lợi cho phụ huynh có thời gian chuẩn bị, học sinh có thời gian ôn tập.
Bên cạnh đó, bà Minh cũng bày tỏ những băn khoăn: Trong tình trạng ngân sách nhà nước đang eo hẹp, muốn giảm biên chế giáo viên, giảm chi ngân sách nhà nước, không còn cách nào khác là phải kêu gọi xã hội hóa giáo dục. Muốn làm vậy thì phải tạo điều kiện để cho các trường tư thuận lợi trong tuyển sinh.
Nếu chúng ta hiểu, đánh giá đúng, đánh giá trúng những đóng góp của các trường ngoài công lập thì ngân sách sẽ không quá tải như bây giờ.
Bà Minh cũng cho biết, thời gian tới Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội sẽ có ý kiến tháo gỡ vấn đề này, cần phát triển trường tư theo quy hoạch, tăng cường việc tự chủ.
“Không giãn bớt học sinh ra trường tư, không tạo điều kiện để họ tuyển sinh thì làm sao kêu gọi xã hội hóa. Mọi chế độ chính sách hiện nay đều vào trường công. Trong khi đó Nghị quyết số 05 đã nêu rõ cần đẩy mạnh việc xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa.
Nghị quyết đã thông qua từ năm 2005 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được. Tôi nhớ trong Nghị quyết có câu: Giao cho Bộ Tài chính phải tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ chuyển từ hỗ trợ cho người thụ hưởng chính sách công trong các cơ sở công lập như hiện nay sang hỗ trợ trực tiếp cho người thu hưởng.
Ví dụ, nếu được miễn học phí đến cấp THCS thì học sinh học trường công và trường tư đều được miễn một khoản như nhau. Nếu làm được vậy thì mới có sự công bằng và thúc đẩy việc xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục".
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.