Trước khi thực hiện hợp đồng điện tử để kinh doanh taxi, doanh nghiệp như Uber phải báo cáo cơ quan quản lý thông tin liên quan chuyến đi qua phần mềm. |
Theo nội dung Nghị định này, trước khi thực hiện hợp đồng điện tử để kinh doanh vận tải taxi, các doanh nghiệp như Uber, Grab... phải báo cáo cơ quan quản lý các thông tin liên quan đến chuyến đi thông qua phần mềm.
Cũng tại dự thảo, Bộ Giao thông vận tải đề xuất bỏ quy định đơn vị kinh doanh vận tải phải đáp ứng số lượng phương tiện tối thiểu theo các loại hình kinh doanh. Đồng nghĩa, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi không cần phải có tối thiểu 10 xe hoặc 50 xe nếu kinh doanh tại các tỉnh, thành phố lớn.
Nhà chức trách cũng đề xuất bỏ nhiều điều kiện kinh doanh khác, như các quy định doanh nghiệp, hợp tác xã phải ký kết hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động.
Ngoài ra, đơn vị kinh doanh vận tải đầu tư ôtô để vận chuyển hàng của mình (không thu tiền trực tiếp) tới đây sẽ không cần phải xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ôtô như trước đây. Số doanh nghiệp này sẽ được coi là loại hình vận tải hàng hoá nội bộ và chỉ cấp phù hiệu cho phương tiện.
Trong văn bản trả lời Uber về Đề án thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng mới đây, Bộ GTVT yêu cầu Uber Việt Nam không phối hợp với các chủ phương tiện, đơn vị vận tải để thực hiện kinh doanh vận tải trái với quy định hiện hành, cho tới khi hoàn thiện các thủ tục hoạt động. Tuy nhiên, trả lời VnExpress sau đó, ông Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Bộ GTVT khẳng định, văn bản này không mang thông điệp là Bộ có ý định "cấm cản" Uber hoạt động ở Việt Nam. Thay vào đó, cơ quan này muốn Uber Việt Nam phải bổ sung và hoàn thiện một vài thủ tục pháp lý để đảm bảo hoạt động kinh doanh theo quy định hiện hành.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.