Chia sẻ về những mong muốn trong năm mới Bính Thân, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) Mai Tuấn Anh hy vọng, năm 2016 tiếp tục là một năm thành công của Tổng công ty.
Ông Mai Tuấn Anh TGĐ Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam |
Để đạt được mục tiêu đó, theo Tổng giám đốc Mai Tuấn Anh, Tổng công ty tập trung xây dựng chiến lược phát triển, xây dựng cơ chế chính sách để đảm bảo cho hoạt động có tính chất đặc thù; huy động được các nguồn lực, nguồn vốn, quản lý đầu tư có hiệu quả; xây dựng đội ngũ quản lý, cán bộ chuyên nghiệp trong quản lý đầu tư, quản lý khai thác vận hành. Tổng giám đốc VEC nhận định, năm 2016 đối với Tổng công ty là năm hết sức quan trọng, là năm mà sau 11 năm đi vào hoạt động Tổng công ty đã định hình và có một đường hướng chiến lược phát triển rất rõ ràng - đó là tiếp tục phấn đấu trở thành doanh nghiệp hàng đầu, doanh nghiệp nòng cốt trong đầu tư, khai thác vận hành các tuyến đường bộ cao tốc.
Chính sách phát triển kinh tế tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đầu tư
Với mục tiêu phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, Đảng và Chính phủ đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, trong đó có các tuyến đường bộ cao tốc quốc gia.
Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đã chỉ rõ: “…Phấn đấu đến năm 2015, hoàn thành khoảng 600km và đến năm 2020 hoàn thành đưa vào sử dụng khoảng 2.000km đường cao tốc…”. VEC được Chính phủ, Bộ GTVT thành lập với mục tiêu trở thành một doanh nghiệp nòng cốt trong việc đầu tư, xây dựng, khai thác vận hành các tuyến đường bộ cao tốc quốc gia. Từ khi thành lập đến nay, Tổng công ty đã nhận được sự quan tâm của Chính phủ, của Bộ GTVT giao làm chủ đầu tư 5 tuyến cao tốc với chiều dài 540km, với tổng mức đầu tư trên 125 nghìn tỷ đồng. Đó là các tuyến đường cao tốc: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai, TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Đà Nẵng - Quảng Ngãi và Bến Lức - Long Thành. Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, Tổng công ty cũng đã hoàn thành 350km đường cao tốc và đưa vào khai thác 3 tuyến cao tốc: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai, TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây. Trong năm 2018, tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi sẽ thông xe và đưa vào khai thác, tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành dự kiến hoàn thành vào năm 2019.
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai |
Việc đưa các tuyến cao tốc vào khai thác đến nay đã mang lại hiệu quả vô cùng to lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, góp phần xóa đói, giảm nghèo… Tính đến nay, các tuyến đường cao tốc đưa vào khai thác đã phục vụ trên 45 triệu lượt phương tiện, đảm bảo an toàn và hiệu quả, mang lại những lợi ích kinh tế thiết thực cho các doanh nghiệp vận tải qua việc các phương tiện đã giảm một nửa thời gian lưu thông khi sử dụng các tuyến cao tốc so với lưu thông trên tuyến đường cũ, tiết kiệm chi phí vận tải 20 - 30%. Điều này giúp các doanh nghiệp vận tải nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung giảm chi phí sản xuất, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa…
Bên cạnh đó, việc đưa các tuyến cao tốc vào khai thác đã phát huy, tạo động lực cho các địa phương có tuyến cao tốc đi qua tăng trưởng kinh tế - xã hội, đặc biệt ngành du lịch ở khu vực lân cận các tuyến cao tốc như Ninh Bình, Sa Pa, Vũng Tàu… có tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Kế đó là các khu công nghiệp có cơ hội phát triển rất mạnh, đặc biệt thu hút đầu tư nước ngoài cũng tăng trưởng đột biến tại các khu công nghiệp. Ngoài ra, nhờ hạ tầng giao thông tốt, đi lại thuận tiện nên các lĩnh vực khác ngoài giao thông như y tế, giáo dục cũng phát triển khá nhanh - hiệu quả lan tỏa là rất lớn. Nhờ điều kiện kinh tế - xã hội của các địa phương tăng trưởng, đời sống của người dân được cải thiện, tạo thêm nhiều công ăn việc làm.
Cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây |
Đó là chưa kể đến trong quá trình triển khai các dự án đường cao tốc, VEC đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội. Ngoài các chính sách đền bù giải phóng mặt bằng theo quy định chung của Nhà nước, Tổng công ty còn có chính sách hỗ trợ người dân trong việc phục hồi thu nhập, tạo công ăn việc làm, giúp những người dân bị ảnh hưởng bởi dự án ổn định cuộc sống.
Có thể nói, việc đầu tư các tuyến cao tốc do VEC làm chủ đầu tư thời gian qua sau khi đưa vào khai thác, vận hành đã phát huy hiệu quả tốt, giúp tăng trưởng kinh tế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, các vùng miền và đặc biệt mang lại những giá trị cho người dân để họ có đời sống tốt hơn.
Tháo gỡ khó khăn cần sự chung sức từ nhiều phía
Trong quá trình hoạt động, VEC phải đối mặt rất nhiều khó khăn vướng mắc. Như đã đề cập ở trên, vốn đầu tư các tuyến đường bộ cao tốc là rất lớn nhưng hiệu quả trực tiếp cho nhà đầu tư là không cao, mà chủ yếu là để tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội các vùng miền, khu vực. Do vậy, phương án tài chính của nhà đầu tư là rất khó để hoàn vốn, đòi hỏi việc hỗ trợ của Nhà nước trong việc đầu tư các tuyến cao tốc là rất quan trọng để đảm bảo tài chính lành mạnh cho nhà đầu tư.
Thứ nhất, trong quá trình hoạt động, VEC phải đối mặt rất nhiều khó khăn vướng mắc. Như đã đề cập ở trên, vốn đầu tư các tuyến đường bộ cao tốc là rất lớn nhưng hiệu quả trực tiếp cho nhà đầu tư là không cao, mà chủ yếu là để tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội các vùng miền, khu vực. Do vậy, phương án tài chính của nhà đầu tư là rất khó để hoàn vốn, đòi hỏi việc hỗ trợ của Nhà nước trong việc đầu tư các tuyến cao tốc là rất quan trọng để đảm bảo tài chính lành mạnh cho nhà đầu tư.
Thứ hai, trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư dự án, vốn đối ứng cho công tác giải phóng mặt bằng đang rất hạn chế. Hiện nay, theo quy định, phần lớn các dự án sử dụng vốn đối ứng từ nguồn ngân sách nhà nước, nhưng do hiện nay ngân sách nhà nước hạn hẹp, đòi hỏi phải có những cơ chế chính sách phù hợp, đảm bảo đủ nguồn vốn đối ứng thì mới thúc đẩy tốc độ giải ngân và đảm bảo tiến độ về đích của các dự án.
Thứ ba là việc giải phóng mặt bằng, đây cũng là một công việc cũng hết sức gian nan, phức tạp và gặp rất nhiều trở ngại. Vấn đề này cũng đòi hỏi phải có cơ chế chính sách đặc biệt, sự quan tâm đặc biệt của các cấp các ngành, đặc biệt là sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các địa phương để hỗ trợ Tổng công ty giải phóng mặt bằng, kịp thời bàn giao cho các đơn vị thi công. Đây là yếu tố hết sức quan trọng để đảm bảo tiến độ, chất lượng các dự án đường cao tốc.
Thứ tư, việc thực thi các cơ chế chính sách của Tổng công ty hiện nay phải tuân thủ quy định của các hợp đồng quốc tế và các quy định của luật pháp Việt Nam. Tuy nhiên, đang có những phạm vi chưa thống nhất nên trong quá trình triển khai Tổng công ty phải thực hiện cả hai nên khó và phức tạp. Việc này cũng cần được quan tâm để tháo gỡ trong việc đảm bảo tuân thủ các quy định của các hợp đồng quốc tế, quy định của các nhà tài trợ nhưng cũng phải phù hợp với pháp luật Việt Nam. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp rút ngắn quy trình, thủ tục và hiệu quả trong quản lý.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.