Vén màn MH17: Xuất hiện chiếc máy bay lạ vào thời khắc kinh hoàng

Tác giả: Trần Thanh (TH)

saosaosaosaosao
An toàn giao thông 19/07/2015 06:26

Ngày 17/7, nhân kỷ niệm một năm ngày xảy ra thảm họa máy bay chở khách Boeing mang số hiệu MH17 của Hãng hàng không Malaysia Airlines, rơi gần Donetsk (miền Đông Ukraine) làm 298 người thiệt mạng, Tổng Công tố Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng đã công bố các tài liệu điều tra nguyên nhân vụ tai nạn này.

01_tainanmh17_18072015
Lực lượng cứu hộ chuyển thi thể các nạn nhân máy bay MH17 sau sự cố tại Grabove, miền đông Ukraine ngày 18/7/2014

Xuất hiện chiếc máy bay lạ vào thời điểm xảy ra tai nạn

Trong số tài liệu trên, có các hình ảnh, kết luận pháp y, biên bản xem xét hiện trường vụ tai nạn. Phần lớn các tài liệu do DPR công bố là biên bản lời khai của nhân chứng.

Theo Hãng tin Donetsk, lời chứng thực của đa số các nhân chứng đều giống nhau, đó là sự xuất hiện của một chiếc máy bay khác trong không trung vào thời điểm xảy vụ tai nạn thảm khốc này.

Tổng Công tố DPR tuyên bố sẵn sàng tham gia điều tra và cung cấp cho các chuyên gia quốc tế những tài liệu thu thập được.

MH17 trúng tên lửa của Israel?

Trước đó, Ủy ban Điều tra của Nga cho rằng máy bay MH17 rơi gần thành phố Donetsk là do tên lửa không đối không.

"Thêm nữa, các chuyên gia cho rằng loại tên lửa này không được sản xuất ở Nga" - Lãnh đạo Ủy ban điều tra Nga (IC), ông Vladimir Markin nói với hãng tin TASS.

1-55a77988c46188c9028b456f-1437097998460
Những mảnh xác máy bay MH17

Như để củng cố thêm phát biểu của ông Markin, Đài RT của Nga đã dẫn một bản báo cáo về thảm họa MH17 cho biết, một nhóm các chuyên gia an ninh hàng không giàu kinh nghiệm đã xác định rằng chiếc Boeing có thể đã bị bắn hạ bằng tên lửa không đối không Python do Israel sản xuất.

Các tác giả của bản báo cáo điều tra này đã tính toán những dấu vết được cho là có thể do chất nổ tác động trên chiếc máy bay chở khách này và ước lượng được số lượng và khối lượng vật gây tác động để xác định loại vũ khí đó do ai sản xuất. Những lỗ thủng lớn ở phần buồng lái cùng các vết lõm cho thấy chúng chịu tác động của các vật thể cứng theo hiệu ứng sóng điển hình với tốc độ cao. Ngoài ra, một số dấu vết phá hủy được tìm thấy ở gần vị trí động cơ cánh trái của máy bay. Theo báo cáo, từ các manh mối này có thể xác định máy bay nhiều khả năng đã trúng một quả tên lửa không đối không hiện đại có tốc độ 1.500 đến 2.500 mét mỗi giây. Các tác giả bản báo cáo điều tra cũng xác định rằng đó nhiều khả năng là tên lửa không đối không Python do Israel sản xuất.

Trong khi đó, báo cáo của Hà Lan cho rằng trách nhiệm đối với thảm họa này thuộc về lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine (Donbass), và lỗi phần nào cũng thuộc về Malaysia Airlines, do đã không để ý tới khuyến cáo không bay qua lãnh thổ Ukraine, đặc biệt tại vùng xảy ra giao tranh ở miền Đông nước này.

Ý kiến của bạn

Bình luận