Vì sao Apple đầu tư vào sản xuất tuabin điện gió ở Trung Quốc?

Ứng dụng 19/12/2016 04:54

Thương vụ gần nhất của Apple với Trung Quốc không phải là về smartphone

161209163747-goldwind-wind-turbine-apple-china-780

Thương vụ gần nhất của Apple với Trung Quốc không phải là về smartphone

Gã khổng lồ công nghệ Apple đang đầu tư vào ngành công nghiệp điện gió của Trung Quốc, giúp đất nước đông dân nhất thế giới đạt được mục tiêu là quốc gia sử dụng 100% năng lượng tái tạo.

Apple đã xúc tiến một thỏa thuận trong tuần vừa qua để mua 30% cổ phần trong ba công ty con của Goldwind, nhà sản xuất tuabin gió lớn nhất ở Trung Quốc.

Các thỏa thuận về giá cả không được công bố nhưng đây là dự án lớn nhất của Apple về năng lượng sạch tính đến nay và cũng là lần đầu tiên Apple tham gia vào lĩnh vực điện gió, theo Lisa Jackson, phó chủ tịch về các sáng kiến môi trường của Apple.

Apple đầu tư vào công ty Goldwind, đơn vị sản xuất tuabin gió lớn nhất ở Trung Quốc

Có nhiều sản phẩm của Apple được sản xuất ở Trung Quốc, số lượng sản phẩm sản xuất ở đây chiếm khoảng 1/5 doanh số bán hàng của công ty.

Nhóm môi trường Greenpeace đã cảnh báo rằng sản xuất thiết bị điện tử sử dụng rất nhiều năng lượng ở Trung Quốc, dựa trên số lượng lớn năng lượng từ các nhà máy nhiệt điện gây ô nhiễm.

Apple chuyển sang lĩnh vực năng lượng tái tạo chính là một nỗ lực đề bù đắp cho việc này.

Năm ngoái, công ty đã công bố một loạt các dự án năng lượng mặt trời, bao gồm một dự án ở tỉnh Tứ Xuyên, nơi mà các tấm pin mặt trời được thiết kế để vừa có thể chăn thả gia súc vừa tạo ra năng lượng mặt trời. Điều này cũng thúc đẩy những nhà cung cấp ở Trung Quốc chuyển sang sử dụng năng lượng sạch.

Dự án điện gió mới sẽ đóng góp 285 MW năng lượng sạch và lưới điện Trung Quốc, Apple cho biết sẽ bù đắp một phần những nguồn lực đã sử dụng trong các hoạt động của mình và của các nhà cung cấp trực tiếp như Foxconn, Lens, Catcher và Solvay.

Trung Quốc mang đến rất nhiều cơ hội cho những ý tưởng như vậy. Đất nước này hiện đang là nhà đầu tư lớn nhất thế giới về năng lượng tái tạo, rót xuống một khoản kỷ lục tương đương 102,9 tỷ USD và điện gió, năng lượng mặt trời và các dự án khác trong năm 2015.

Giống như các công ty khác, Apple sử dụng các hợp đồng mua bán năng lượng, trong đó công ty mua lại năng lượng tái tạo từ gió và mặt trời của những nhà phát triển, sau đó bán năng lượng vào lưới điện với giá bán buôn. Trong trao đổi, Apple nhận được giấy chứng nhận năng lượng tái tạo, mà để sử dụng trao đổi với việc sử dụng những nguồn năng lượng không tái tạo trong một số hoạt động của công ty.

Các công ty công nghệ khác như Facebook và Google cũng đang theo đuổi mục tiêu sử dụng 100% năng lượng tái tạo. Hồi đầu tháng, Google nói rằng họ sẽ đạt tới dấu mốc về năng lượng tái tạo vào năm 2017. Microsoft nói rằng họ đã sử dụng 100% năng lượng tái tạo từ năm 2014.

Ý kiến của bạn

Bình luận