Vì sao Đan Mạch đau đầu với hiện tượng 'sinh viên vĩnh cửu'?

Tác giả: SOHA

saosaosaosaosao
25/11/2017 05:22

Đan Mạch với nền giáo dục miễn phí của mình đang phải đối mặt với một hiện tượng mang tên “những sinh viên vĩnh cửu”

photo-0-1511401378478-crop-1511401398487

Là một trong số ít các quốc gia miễn học phí cho sinh viên đại học, Đan Mạch trao cho sinh viên điều kiện rất tốt để không phải vay nợ để đóng tiền học như ở Mỹ và hạn chế áp lực phải đăng ký một chuyên ngành ngay lập tức.

Đan Mạch với nền giáo dục miễn phí của mình đang phải đối mặt với một hiện tượng mang tên “những sinh viên vĩnh cửu” – những người ở lại đại học trong 6 năm hoặc hơn mà không hề có kế hoạch tốt nghiệp, vì họ không có bất kỳ động lực tài chính nào để rời ghế nhà trường.

Tuy nhiên, một số người dân quốc gia này, đặc biệt là những công dân lớn tuổi hơn đang trong lực lượng lao động, cho rằng sự tự do này có thể khiến những thanh niên trong độ tuổi 20 cảm thấy không cần phải trưởng thành một cách nhanh chóng.

Daniel Borup Jakobsen, một sinh viên 24 tuổi vừa tốt nghiệp và hiện là phó chủ tịch của công ty phần mềm Plecto, chia sẻ với Business Insider: “Với việc giáo dục được miễn phí, từ ‘evighedsstuderende’ đã trở nên phổ biến ở Đan Mạch. Nó nói đến một người chưa bao giờ tốt nghiệp nhưng liên tục thay đổi chương trình học từ năm này qua năm khác.”

Trong nhiều năm liền, Đan Mạch đã có một chương trình hỗ trợ sinh viên một khoản trợ cấp hàng tháng khoảng 1000 USD để trang trải các chi phí sinh hoạt. Theo Jakobsen, sự tự do cho phép các sinh viên rơi vào trạng thái bơ phờ, chỉ một nửa trong số họ nghĩ đến các sự lựa chọn cho tương lai.

Quốc gia Bắc Âu này đã có một số hành động để đối phó với các “sinh viên vĩnh cửu”. Vào năm 2015, chính phủ Đan Mạch đã đề xuất và thông qua một sửa đổi đối với Cải cách Tiến bộ Học tập cho phép các trường đại học có nhiều quyền hạn hơn trong việc hối thúc sinh viên tốt nghiệp.

Hàng nghìn học sinh phản đối biện pháp này vào thời điểm đó, vì coi nó là một cách loại bỏ quyền tự do của họ. Những người ủng hộ sửa đổi này cho rằng nó sẽ bổ sung thêm tiền thuế cho nền kinh tế (theo ước tính của chính phủ là khoảng 266 triệu USD), và làm cho hệ thống trường đại học trở nên hiệu quả hơn.

Theo Jakobsen, thay đổi về chính sách này chắc chắn đã làm giảm xu hướng sinh viên vĩnh cửu, nhưng họ vẫn tiếp tục có mặt tại các trường đại học. Những người Đan Mạch thậm chí còn có từ fjumreår (năm để hành xử ngốc nghếch), trong khoảng thời gian đó, các sinh viên chỉ đăng ký vài lớp học và dành thời gian còn lại để du lịch nước ngoài.

Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào, Jakobsen bác bỏ ý kiến cho rằng miễn học phí là một điều xấu vì nó đã tạo ra phản ứng phụ là các sinh viên đợi quá lâu để tốt nghiệp. Anh chia sẻ: “Người nào đó nhìn từ bên ngoài có thể đặt câu hỏi rằng liệu các sinh viên được cung cấp chương trình đào tạo đại học miễn phí có động lực để học tập chăm chỉ như những người phải trả tiền cho nó không. Tôi nghĩ rằng 2 điều đó không tương quan gì với nhau. Niềm tin của tôi là động lực để thành công trong quá trình học tập không hề liên quan đến việc bạn phải trả học phí hay không.”

Ý kiến của bạn

Bình luận