Vì sao dân số già có thể coi như “món quà” cho nước Nhật?

Tác giả: cafebiz

saosaosaosaosao
Xã hội 09/12/2017 07:14

Nhóm dân số già sẽ mang đến cho nước Nhật nhiều cơ hội về kinh tế và xã hội để giúp định hình cho xã hội tốt đẹp hơn

 

nhatnguoigiaafp_gres
Ảnh: Reuters

Không có ai còn có thể phủ nhận mặt xấu của cuộc khủng hoảng nhân khẩu học tại Nhật: Nếu Nhật không thay đổi chính sách nhập cư, số lượng người Nhật chính gốc sẽ giảm đều đặn. Theo các tính toán, không lâu sau năm 3000, người Nhật cuối cùng trên thế giới sẽ qua đời.

Thế nhưng còn lâu mới đến năm 3000, tác động ngắn hạn của cuộc khủng hoảng nhân khẩu học khá tích cực. Trong những thập kỷ tới, nhóm dân số già sẽ mang đến cho nước Nhật nhiều cơ hội về kinh tế và xã hội để giúp định hình cho xã hội tốt đẹp hơn, cải thiện cuộc sống con người.

Vấn đề ở đây là liệu các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp Nhật có đủ độ nhạy bén và sự can đảm để biến các cơ hội thành hiện thực.

Trong bối cảnh tỷ lệ sinh giảm và tuổi thọ tăng lên, Nhật đã trở thành đất nước của người già. Hiện tại, hơn 34% dân số Nhật trên 60 tuổi. Trong vòng 20 năm nữa, con số này sẽ lên đến 41%. Giờ đây, nước Nhật không còn là đất nước mặt trởi mọc mà là đất nước mặt trời lặn. 

Cũng cần phải hiểu rằng thế hệ người Nhật trên 60 tuổi hiện nay khác rất nhiều so với người già Nhật cách đây một hoặc hai thập kỷ trước. Họ khỏe mạnh và năng động hơn. Tuổi thọ trung bình đã tăng lên mức 70 đối với đàn ông và 74 đối với phụ nữ. 

Những người già Nhật hiện nay già hơn so với các thế hệ trước đó. Các số liệu mới công bố cho thấy tổng tài sản của những hộ gia đình trên 60 tuổi chiếm 69% tổng tài sản của người Nhật, cao hơn rất nhiều so với con số 53% ở thời điểm năm 2002. 

Dù số lượng hộ gia đình trong nhóm này tăng từ 17 triệu lên 26 triệu trong cùng thời gian trên, tỷ lệ tiết kiệm mỗi hộ gia đình đã tăng từ 43 triệu yen lên 47 triệu yen trong cùng thời kỳ, tỷ lệ này tương đương 24 triệu yen tính trên mỗi đầu người, cao hơn nhiều so với con số 10 triệu yen với nhóm tuổi từ 40 đến 49 tuổi. 

Cách tiêu tiền của người già Nhật giờ cũng khác nhiều so với trước. Ví như tổng chi tiêu của nhóm những người độ tuổi từ 60 đến 69 vào các phòng tập gym chiếm đến 37% tổng số tiền chi tiêu mỗi năm lên đến 400 tỷ yen của người Nhật vào các câu lạc bộ sức khỏe này. Thị trường này tại Nhật mỗi năm tăng trưởng đến 4,6% nhờ vào những người già. 

Số tiền mà những người thuộc độ tuổi từ 70 đến 79 chi tiêu cho những câu lạc bộ thể thao cũng cao hơn so với những người tuổi từ 20 đến 30, theo nghiên cứu của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật cũng như tạp chí Nikkei.

Không bất ngờ khi mà hàng loạt doanh nghiệp đang tranh thủ tận dụng cơ hội này. Ví như hãng bán lẻ Aeon đang mở rộng các phòng tập gym dành cho người già trong các trung tâm mua sắm. Những phòng gym này thường có kiến trúc thân thiện hơn nhiều so với những phòng gym truyền thống. 

Phong cách sống của người Nhật cũng thay đổi nhiều. Số lượng người Nhật chưa bao giờ kết hôn cũng đã thay đổi chóng mặt. Thống kê cho thấy số lượng những người Nhật chưa từng kết hôn cho đến khi họ 50 tuổi đang tăng nhanh chóng, từ tỷ lệ 9% vào năm 1995 lên đến tỷ lệ 24% vào năm 2015 đối với đàn ông; từ tỷ lệ 5% lên tỷ lên 15% đối với phụ nữ trong cùng thời kỳ. 

Như vậy, đến năm 2035, hơn nửa dân số Nhật sẽ độc thân. Thực tế này cũng mang đến cơ hội kinh doanh. Ví như các doanh nghiệp sẽ có thêm cơ hội cung cấp tour du lịch dành riêng cho người độc thân, phân khúc mà cho đến nay ngành khách sạn Nhật né tránh với lý do sợ khách tự tử. 

Cũng nhờ ngày có một nhiều người già độc thân, hoạt động tình nguyện và quyên góp xã hội tại Nhật ngày một phát triển. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật (JICA), cơ quan chịu trách nhiệm điều phối các dòng vốn phát triển, công bố tỷ lệ các tình nguyện viên tham gia các dự án của tổ chức ngày một tăng nhanh. 

Tỷ lệ quyên góp xã hội cho những chương trình công cộng cũng tăng lên nhanh chóng. Kênh truyền hình NHK có một kênh quyên góp từ thiện, trong đó có nhiều nhà tài trợ đã góp đến hàng chục triệu yên cho những trường học trước khi họ qua đời. Ước tính, những nhà tài trợ đóng góp mỗi năm khoảng 30 tỷ yen cho mục đích từ thiện kiểu này.

Ý kiến của bạn

Bình luận