Cadillac Sedan de Ville 1976 |
Nếu bạn để ý thì các mẫu xe ô tô từ những năm 50 hay 60 của thế kỷ trước thường có thiết kế vuông vắn với những đường thẳng ở toàn bộ thân xe. Nhưng bỗng nhiên sau đó mọi thứ thay đổi hoàn toàn, chúng ta có những chiếc xe với nhiều đường cong hơn, mềm mại hơn.
Những năm 90 của thế kỷ 20 là khoảng thời gian mà xe hơi được “làm cong” bắt đầu bùng nổ. Tuy nhiên đó hoàn toàn không phải là một ý tưởng mới. Trở lại với năm 1930, khi Chrysler giới thiệu chiếc AirFlow có thiết kế cong và mềm mại nhằm giảm lực cản không khí. Nhưng điều này không giúp Chrysler AirFlow thành công trong những năm sau đó và nó bị các mẫu xe to hơn hay vuông vắn hơn qua mặt.
Giá xăng dầu lúc đó ngày càng giảm nên thực sự thì nó không liên quan đến việc người ta chọn xe vuông hay xe cong. Đến những năm 1970 thì hầu hết xe sản xuất ở Mỹ vẫn còn có hình dáng vuông vắn với 3 hình hộp ở đầu, thân và đuôi xe ghép lại.
Tại châu Âu, giá nhiên liệu lại không hề rẻ như Mỹ. Vì thế các nhà thiết kế châu Âu bắt đầu nghiên cứu để tạo ra những mẫu xe có tính năng khí động học cao hơn. Các hãng xe Đức như Porsche, BMW, Audi, hay Mercedes-Benz bắt đầu giới thiệu nhiều mẫu xe có thiết kế ngoại thất mềm mại để thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Ford Taurus 1986 - chiếc xe có thiết kế "cong mềm mại" đầu tiên thực sự thành công ở thị trường Mỹ.
Các hãng xe Mỹ cũng bắt đầu theo xu hướng này nhưng thời gian đầu không thành công như mong muốn. Phải đến khi chiếc Ford Taurus 1986 ra mắt thì doanh số của những mẫu xe có thiết kế “cong mềm mại” mới bùng nổ.
Cho tới hiện tại thì những mẫu xe vuông vắn vẫn còn nhưng số lượng là rất ít. Và nếu bạn vẫn còn thắc mắc vì sao xe “cong mềm mại” vẫn phổ biến, chỉ đơn giản đó là vì vấn đề vật lý. Cong thì ít cản gió hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn, chạy nhanh hơn, bám đường hơn,...
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.