Vì sao MiG-25 "Foxbat" làm cho Phương Tây phải "ngả mũ"?

Ứng dụng 26/01/2016 13:07

MiG-25 "Foxbat" đã gây những kinh ngạc cho Phương Tây ngay khi nó xuất hiện vào năm 1982.

 

Russian_Air_Force_MiG-31_inflight_Pichugin
 

MiG-25 "Foxbat" đã gây những kinh ngạc cho Phương Tây ngay khi nó xuất hiện, nó khiến các nước Phương Tây hoảng sợ về hiệu suất, tốc độ kinh khủng của nó, nhưng thiết kế đã phải hi sinh một số phần để đạt được vận tốc lớn, độ cao lớn, và vận tốc leo cao lớn. MiG-25 thiếu khả năng cơ động khi đang bay ở các vận tốc đánh chặn, máy bay rất khó điều khiển khi bay ở độ cao thấp, và đông cơ phản lực tua bin không hiệu quả nên máy bay chỉ có tầm hoạt động không chiến ngắn khi bay ở tốc độ siêu âm. Đồng hồ đo tốc độ của MiG-25 chỉ vạch đỏ ở tốc độ Mach 2.8, và những phi công được chỉ dẫn không bay lên đến vận tốc Mach 2.5 để bảo vệ động cơ. Tốc độ lớn nhất mà MiG-25 đạt được là Mach 3.2, và kết quả là máy bay phải thay động cơ khác khi hạ cánh.

Radar của MiG-25 đủ mạnh để làm cháy các thiết bị đối phó điện tử (ECM) của máy bay đối phương. Hệ thống năng lượng của radar hoạt động dựa trên những ống chân không, nó có vẻ lỗi thời đối với Phương Tây, nhưng nó lại rất có ích khi được sử dụng và hoạt động rất tốt trên các máy bay của Liên Xô, bao gồm giảm bớt thiệt hại từ xung điện từ sinh ra từ vụ nổ hạt nhân. Dù sao Foxbat đã tỏ ra rất hữu ích trong vai trò trinh sát hơn là đánh chặn, và giữa thập kỷ 70 một sự thay thế MiG-25 đã được phát triển.

Việc phát triển mẫu máy bay thay thế MiG-25 bắt đầu với nguyên mẫu Ye-155MP (tiếng Nga: Е-155МП), nó bay lần đầu tiên vào ngày 16 tháng 9-1975. Dù nó được thiết kế với bề ngoài giống với MiG-25 (thân máy bay được làm dài hơn, với một khoang nữa cho phi công vận hành radar), nó có nhiều phần thiết kế mới hoàn toàn khác MiG-25. MiG-25 sử dụng thép niken trong 80% cấu trúc của nó để cho phép hàn. Ye-155MP đã sử dụng gấp đôi lượng titan tới 16% và tăng lượng nhôm lên gấp ba tới 33% để giảm bớt trọng lượng kết cấu khung máy bay. Cấu trúc khung mới cũng khỏe hơn, cho phép khả năng chịu gia tốc g khi bay với tốc độ siêu âm lên tới 5, so với 4,5 của Foxbat. Quan trọng hơn, bây giờ mẫu máy bay mới có khả năng bay với tốc độ siêu âm tại độ cao thấp. Sức chứa nhiên liệu cũng được tăng lên cùng với động cơ tuốc bin phản lực đường vòng thấp đời mới có hiệu suất vượt trội cho phép nó bay xa hơn MiG-25.

Phát triển quan trọng nhất là loại radar Zaslon Phazotron quét điện tử tiên tiến có khả năng tìm kiếm đồng thời mục tiêu cả ở trên lẫn phía dưới (định vị những mục tiêu ở trên và ở dưới máy bay), cũng như khả năng theo dõi nhiều mục tiêu. Loại radar này đã cung cấp cho máy bay đánh chặn của Liên Xô khả năng cùng lúc theo dõi 10 mục tiêu và chặn đánh 4 mục tiêu trong phạm vi lên tới 200 km. Một phi đội tuần tra 4 chiếc MiG-31 - bay theo phương thức chặn đánh được hướng dẫn từ một radar mặt đất - có thể bao phủ một vùng 800x900km. Đồng thời nó cũng phản ánh thay đổi cách nghĩ từ sự tin tưởng vào hệ thống Kiểm soát đánh chặn từ mặt đất (GCI) tới quyền độc lập tác chiến nhiều hơn của các phi đội trên không.

Cũng như loại tiền nhiệm của nó là MiG-25, MiG-31 sớm bị vây quanh bởi những suy đoán và thông tin sai lệch ban đầu liên quan đến thiết kế và các khả năng của nó. Phương Tây biết được thông tin về một loại máy bay tiêm kích đánh chặn mới của Liên Xô từ trung úy Quân chủng phòng không Xô Viết Viktor Belenko, một phi công đào ngũ đến Nhật Bản vào năm 1976 cùng với chiếc MiG-25P của anh ta. Belenko đã mô tả một mẫu máy bay "Super Foxbat" sắp xuất hiện với 2 chỗ ngồi và có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình. Theo mô tả của anh ta, máy bay tiêm kích đánh chặn mới có cửa hút khí giống với MiG-23 'Flogger', trong khi MiG-31 trên thực tế không giống, ít nhất không phải trong phiên bản sản xuất. Trong khi đang thử nghiệm, 1 chiếc máy bay đã bị một vệ tinh do thám phát hiện tại trung tâm thử nghiệm bay Zhukovsky gần thị trấn Ramenskoye. Những tấm ảnh đã làm sáng tỏ phần nào mẫu máy bay mới của Liên Xô đối với Phương Tây, họ cho rằng đây là một phiên bản tiêm kích đánh chặn cánh cố định của một máy bay tiêm kích cánh cụp cánh xòe, NATO đã đặt tên mã cho loại máy bay mới phát hiện này là "Ram-K". Sau này mẫu máy bay này dần được tiết lộ trở thành Sukhoi Su-27 'Flanker', một thiết kế hoàn toàn không liên quan gì đến MiG-31.

Việc sản xuất hàng loạt MiG-31 bắt đầu vào năm 1979, với những chiếc được đưa vào trang bị trong quân chủng phòng không Xô Viết (PVO) năm 1982. Tấm ảnh đầu tiên chụp được MiG-31 được thực hiện bởi một phi công Na Uy trên vùng biển Barents năm 1985.

MiG-31 được sử dụng cho những nhiệm vụ tầm xa đa dạng. Đi theo sự sụp đổ của Liên Xô, ngân quỹ dành cho duy trì bảo dưỡng cũng bị cắt, nhiều chiếc trong các phi đội đã phải ngừng hoạt động do không có khả năng để bảo dưỡng máy móc phức tạp. Năm 1996, chỉ có 20% trong số máy bay còn lại có thể hoạt động trong bất kỳ thời điểm nào; tuy nhiên, vào đầu năm 2006, những chính sách kinh tế hiệu quả của tổng thống Nga Vladimir Putin đã cho phép 75% số MiG-31 trở lại hoạt động trong Không quân Nga (VVS).

Ý kiến của bạn

Bình luận