Vì sao Nga hiện đại hóa và tái biên chế hàng loạt xe tăng T-80?

Tác giả: cafebiz

saosaosaosaosao
Ứng dụng 04/04/2018 06:43

Bộ Quốc phòng Nga quyết định hiện đại hóa và tái biên chế loại xe tăng này.

1781866

Sau khi Liên Xô tan rã, hàng ngàn chiếc xe tăng động cơ phản lực T-80 bị đưa vào tình trạng niêm cất

Sau một thời gian dài nằm trong tình trạng niêm cất, Bộ Quốc phòng Nga quyết định hiện đại hóa và tái đưa vào biên chế xe tăng động cơ phản lực T-80. Công ty Uralvagonzavod thực hiện nhiệm vụ này, ngày 15/3, Bộ Quốc phòng Nga nhận lô xe tăng T-80 hiện đại hóa đầu tiên.

Xe tăng T-80 được đưa vào biên chế trong quân đội Liên Xô vào giữa những năm 1970 và là xe tăng đầu tiên trên thế giới được trang bị động cơ tuốc-bin khí, tương tự như động cơ được sử dụng trên máy bay, thay vì động cơ diesel truyền thống. Do sử dụng loại động cơ này, khi T-80 chạy ở tốc độ tối đa, tiếng ồn do chiếc xe tăng này phát ra lớn tương tự như tiêm kích chuẩn bị cất cánh.

 Nhà sản xuất trang bị động cơ tuốc-bin khí cho xe tăng T-80 bởi động cơ này mang lại nhiều lợi thế về mặt tốc độ và độ cơ động. Chỉ mất 3 phút, xe tăng T-80 có thể sẵn sàng xuất kích, trong khi đó xe tăng T-72 cần đến 30 phút để sẵn sàng.

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, xe tăng với tốc độ cao kiểu như T-80 được coi là vũ khí tấn công phủ đầu – toàn bộ 4.000 chiếc T-80 được bố trí ở khu vực biên giới phía đông Liên Xô và các quốc gia Đông Âu khác như Cộng hòa Dân chủ Đức.

Video: Động cơ xe tăng T-80 gầm rú

Tầm hoạt động của T-80 là 465 km, động cơ phản lực giúp cho chiếc xe tăng nặng hơn 40 tấn có thể di chuyển với tốc độ 70 km/h trên đường bằng phẳng và 48 km/h trên đường đất. T-80 cũng là mẫu xe tăng đầu tiên do người Nga chế tạo có tốc độ cao đến như vậy, hiện chỉ có duy nhất siêu tăng T-14 Armata có tốc độ tương đương T-80.

Điểm đặc biệt là xe tăng T-80 có thể sử dụng bất cứ loại nhiên liệu nào, các nhà thiết kế tính toán đến trường hợp việc không kịp vận chuyển nhiên liệu khi T-80 hành quân với tốc độ quá nhanh – bất cứ cây xăng hay các kho xăng dầu nào tại châu Âu đều có thể cung cấp nhiên liệu cho xe tăng này.

 Khi Liên Xô tan rã năm 1991, kế hoạch chiến đấu nói trên đi vào dĩ vãng và hàng ngàn chiếc T-80 được đưa vào niêm cất trong các kho chứa của quân đội Nga. Tuy nhiên, với yêu cầu mới về việc hiện diện quân sự tại Bắc Cực, một lần nữa T-80 được Bộ Quốc phòng Nga đưa vào biên chế - thay vì chi hàng triệu USD để phát triển xe tăng mới, quân đội Nga thực hiện nâng cấp mẫu xe tăng vẫn còn rất tốt này.

Các kỹ sư phải giải quyết vấn đề tiêu thụ nhiên liệu quá lớn do động cơ phản lực trên T-80 gây ra – trên khu vực có địa hình gập ghềnh, xe tăng T-80 tiêu thụ lượng nhiên liệu nhiều gấp 2 đến 4 lần so với xe tăng T-72 với động cơ diesel.Hiện tại, mức tiêu thụ nhiên liệu của T-80 được giảm xuống bằng T-72 nhờ vào việc khởi động cùng lúc động cơ và máy phát điện, nói đơn giản, các nhà thiết kế thực hiện thay đổi động cơ để giảm tiêu thụ nhiên liệu ở chế độ chạy không tải. Trước đó, động cơ xe tăng T-80 chạy ở mức tối đa cả khi đứng yên lẫn khi di chuyển với bất cứ tốc độ nào.

Bên cạnh đó, xe tăng T-80 được trang bị hệ thống ảnh nhiệt hiện đại và hệ thống laser, nhờ đó hiệu quả chiến đấu của xe tăng này được tăng lên đáng kể và kíp lái có thể chiến đấu trong điều kiện ban ngày lẫn ban đêm.

Xe tăng T-80 còn được trang bị thêm các lớp phòng thủ chủ động, ngoài ra trên xe còn có thiết bị sưởi giữ ấm cho kíp lái khi xe tăng hoạt động ở nhiệt độ -40 °C. Pháo nòng trơn 2A46 125 mm và loại súng máy hạng nặng trên xe tăng T-80 không đổi.

Ý kiến của bạn

Bình luận