Ảnh minh họa |
Người Hàn Quốc đã ngừng mua ô tô, bia, mỹ phẩm và tất cả những gì mang dòng chữ “Sản xuất tại Nhật”. Một số người thậm chí còn hủy cả kỳ nghỉ đi Nhật. Quản lý tại một công ty tài chính ở Seoul, ông Ha nói: “Chúng tôi muốn đến Okinawa vào tháng 8/2019, thế nhưng cuối cùng chúng tôi chuyển kế hoạch sang đảo Jeju. Vợ tôi cũng bảo tôi đừng đến Uniqlo nữa”.
Các cuộc biểu tình quy mô lớn thường không mấy phổ biến ở Hàn Quốc và thường nó qua rất nhanh. Thế nhưng tâm lý tẩy chay vốn ăn sâu vào suy nghĩ của người Hàn Quốc liên quan đến vấn đề lao động thời chiến và cảm giác rằng nhiều công ty thành công nhất của họ đang bị tấn công sẽ không dễ qua nhanh như vậy.
Phong trào này đã lan rộng chỉ ngay sau khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vào ngày 4/7/2019 quyết định thắt chặt xuất khẩu ba sản phẩm hóa chất cần thiết để sản xuất sản phẩm bán dẫn cũng như tivi màn hình phẳng sử dụng trong điện thoại thông minh và tivi.
Bằng việc chặn nguồn cung các sản phẩm hóa chất nói trên trong khi Nhật nắm quyền kiểm soát hơn 90% cung của thế giới, chính quyền Abe đang nhắm đến việc tấn công vào những cỗ máy xây dựng nên nền kinh tế công nghệ cao của Hàn Quốc.
Động thái chính sách mới nhất từ phía Nhật, được đưa ra vào ngày khởi đầu cuộc bầu cử Thượng viện Nhật, đã làm xấu đi quan hệ giữa Nhật và Hàn Quốc, đồng thời tiềm ẩn khả năng gây hại không chỉ đến kinh tế nội địa của họ mà còn cả hệ thống thương mại toàn cầu vốn chịu nhiều tác động tệ hại từ căng thẳng Mỹ – Trung Quốc. Giới chuyên gia tài chính đã cảnh báo rằng chuỗi cung ứng toàn cầu của các thiết bị công nghệ sẽ có thể bị gián đoạn.
Phó chủ tịch tập đoàn Samsung của Hàn Quốc, ông Lee Jae-yong, đến Nhật vào tháng 7/2019 nhằm tìm kiếm sự trấn an về việc nguồn cung các chất hóa học cần thiết sẽ vẫn được duy trì. Thế nhưng khi ông trở về Seoul, Samsung gửi thư yêu cầu các nhà cung cấp địa phương trữ các chất hóa học đủ dùng trong 3 tháng. Cùng lúc đó, doanh nghiệp Hàn Quốc đang cố gắng trong tuyệt vọng để tìm kiếm nguồn cung thay thế.
Quyết định cứng rắn từ phía Tokyo được cho là có nguyên nhân từ những lo lắng khi mà tòa án tối ca Hàn Quốc, theo đó Nhật phải đền bù cho 4 lao động thời chiến tại công ty Nippon Steel. Phán quyết này được cho là đi ngược lại quan điểm ngoại giao trước đó rằng các vấn đề thời chiến đã được giải quyết ổn thỏa và vì vậy đặt nền móng cho quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.