Một đại lý ôtô ở TP HCM vắng khách |
Trong đó, doanh số xe du lịch giảm 36%, xe thương mại giảm 32% và xe chuyên dụng giảm 33%. Cũng theo VAMA, sản lượng của xe lắp ráp trong nước (CKD) tháng vừa qua chỉ đạt 14.047 xe, giảm 29% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 6.947, giảm 44%.
Theo Toyota Việt Nam, tổng doanh số bán hàng trong tháng 4 của hãng này chỉ đạt 4.188 xe (không bao gồm xe Lexus), giảm hơn một nửa so với tháng trước, đánh mất thị phần số 1 vào tay THACO - Trường Hải. Đặc biệt, dòng xe bán chạy hàng đầu của hãng là Toyota Vios chỉ đạt doanh số bán 1.115 xe, từ mức 3.161 của tháng trước và giảm 46% so với cùng kỳ. Các dòng xe bán chạy khác của Toyota như Corolla Altis và Camry đều có doanh số giảm, như: Corolla Altis chỉ đạt 190 xe, giảm 60% so với cùng kỳ; Camry đạt 169 xe, giảm mạnh 76% so với cùng kỳ năm ngoái tính riêng xe lắp ráp. Mẫu xe Innova tháng này chỉ đạt 785 xe, giảm gần 40% so với cùng kỳ.
Ông Keisuke Tsuruzono, Tổng Giám đốc Honda Việt Nam, cho biết doanh số bán hàng tháng 4 của hãng chỉ đạt 1.756 xe, giảm 35% so với tháng trước và giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lý giải về sự sụt giảm bất thường của các hãng, đại diện trang Chợ Tốt Xe, bà Hoàng Minh Xuân cho biết thời điểm này, các hãng xe chuẩn bị tung ra thị trường mẫu mới 2019 nên người tiêu dùng có tâm lý chờ xe mới thay vì bỏ số tiền lớn để mua mẫu xe đời cũ. Còn đại diện hãng Ford Việt Nam đưa ra nhận định do trong tháng 4 vừa qua số ngày được nghỉ lễ quá nhiều nên mọi người chỉ lo đi chơi mà "quên" mua xe. Ngoài ra, việc xe bán tải bị tăng thuế trước bạ cũng làm sức mua sụt giảm.
Theo bà Nguyễn Thị Hiền, chủ hệ thống kinh doanh ôtô tại TP HCM, tiêu thụ ôtô giảm mạnh thời điểm này có nhiều nguyên do. Năm ngoái, bất động sản rất sôi động nên người dân có nhiều tiền để sắm ôtô, năm nay thị trường này trầm lắng nên kéo theo sức mua xe giảm. Chưa kể thị trường gọi xe công nghệ cũng đã bão hòa nên ít người mua ôtô để "làm ăn" như trước.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.