Vì sao xe quá tải "không có cửa” hoạt động trên địa bàn Lạng Sơn?

Tác giả: Minh Tùng

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 20/08/2024 09:57

Lực lượng chức năng đã chia thành nhiều tổ, đội, tuần tra ngày lẫn đêm, thậm chí mặc thường phục đón lõng xe có dấu hiệu quá tải trọng, nên vấn nạn xe quá tải trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thời gian gần đây vắng bóng.

Vì sao xe quá tải không “có cửa” hoạt động trên địa bàn Lạng Sơn - Ảnh 1.

Tổ công tác hướng dẫn tài xế đưa xe BKS 98C-116.19 vào cân tải trọng

Ngày 19/8, phóng viên tạp chí GTVT có dịp ghi nhận thực tế cùng tổ công tác liên ngành CSGT, CSCĐ (Trạm CSGT Tùng Diễn thuộc Phòng CSGT, Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Lạng Sơn, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Lạng Sơn) gồm gần 10 cán bộ chiến sĩ tiến hành tuần tra dọc theo Quốc lộ 1A qua địa bàn các huyện Chi Lăng, Hữu Lũng (Lạng Sơn) và một số mỏ đất, bãi vật liệu xây dựng ven tuyến Quốc lộ 1A thuộc địa bàn hai huyện nói trên.

Đúng 8h cùng ngày, qua quá trình khảo sát, tổ công tác quyết định đặt cân kiểm tra tải trọng xe tại vị trí gần trạm thu phí trên Quốc lộ 1A tại Km93+160 thuộc xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng. Trong quãng thời gian từ 8h đến 12h có khoảng hơn 20 xe có dấu hiệu quá tải đã được tổ công tác đưa vào cân.

Đáng nói, trong số những xe được tổ công tác đưa vào cân tải trọng thì chỉ có duy nhất một trường hợp xe tải BKS: 98H-040.xx vượt quá khối lượng tải trọng cho phép là 3,01% và theo lực lượng chức năng, lỗi này chưa đến mức xử phạt.

Video: Lực lượng chức năng tiến hành cân tải trọng xe ngày 19/8

Trung tá Hoàng Việt Thanh, Trạm trưởng Trạm CSGT Tùng Diễn cho biết: "Do địa bàn các huyện Chi Lăng, Hữu Lũng… có địa hình phức tạp, nhiều đường ngang lối tắt nên các xe có dấu hiệu vi phạm khi phát hiện lực lượng chức năng sẽ chạy vào các đường ngang để trốn tránh. Nắm bắt được hành vi này, chúng tôi thường phải tổ chức các tổ cân tải trọng lưu động, đồng thời tổ chức cho anh em mặc thường phục đón lõng mới có thể cho xe vào cân tải trọng. Trong tháng 7/2024, Trạm CSGT Tùng Diễn đã xử lý được 2 trường hợp xe quá tải trọng cho phép, một trường hợp quá tải trọng từ 10-30% và một trường hợp quá tải trọng từ 30-50%".

Tài xế Ma Văn T (SN 1987, ở huyện Chi Lăng, Lạng Sơn) chia sẻ: "Tôi cũng chỉ là lái thuê cho người ta thôi, chạy chuyến nào lấy tiền chuyến đó, cũng không áp lực về khối lượng hàng hóa. Về phía chủ xe họ cũng thường xuyên quán triệt, quá trình chở vật liệu xây dựng, trước khi lưu thông ra đường phải che, phủ bạt cẩn thận, nếu vi phạm lái xe phải chịu trách nhiệm nộp phạt nên chẳng dại gì tôi phải chở hàng quá tải".

Vì sao xe quá tải không “có cửa” hoạt động trên địa bàn Lạng Sơn - Ảnh 2.
Vì sao xe quá tải không “có cửa” hoạt động trên địa bàn Lạng Sơn - Ảnh 3.
Vì sao xe quá tải không “có cửa” hoạt động trên địa bàn Lạng Sơn - Ảnh 4.

Các xe vào cân đều không vi phạm tải trọng xe

Chia sẻ với Tạp chí GTVT, ông Nguyễn Trần Thành, Phó Chánh thanh tra (phụ trách), Thanh tra giao thông vận tải (Sở GTVT Lạng Sơn) cho hay, tính từ ngày 5/1 đến 19/8/2024, lực lượng thanh tra đã phối hợp với Phòng CSGT Công an tỉnh Lạng Sơn về tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, cân tải trọng xe, xử lý các hành vi vi phạm trên các tuyến giao thông. Số phương tiện kiểm tra 305 lượt phương tiện và yêu cầu các chủ phương tiện ký cam kết 225 lượt phương tiện. Đồng thời, lập 34 biên bản vi phạm hành chính tương ứng với số tiền gần 200 triệu đồng, tước phù hiệu 20 trường hợp, tước GPLX 8 trường hợp.

Vì sao xe quá tải không “có cửa” hoạt động trên địa bàn Lạng Sơn - Ảnh 5.

Lái xe ký nhận vào phiếu cân

Thượng tá Đặng Thái Thành, Phó trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, ngay từ đầu năm đơn vị tập trung vào công tác tuyên truyền đến chủ các bến bãi trung chuyển vật liệu xây dựng và tổ chức cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh vận tải hàng hóa ký cam kết chở hàng hóa đúng trọng tải thiết kế của xe, không cơi nới thùng xe; tháo, cắt thùng xe về đúng thiết kế đã được phê duyệt, đồng thời kiểm tra kí cam kết với các doanh nghiệp trên địa bàn.

"Ngoài việc Phòng CSGT thường xuyên tuần tra kiểm soát địa bàn, Cục CSGT (Bộ Công an) cũng thường xuyên đi kiểm tra, nên thời gian gần đây các xe có dấu hiệu vi phạm tải trọng ngày một giảm. Nhiều tổ, đội tổ chức cân tải trọng cả ngày lẫn đêm cũng không phát hiện được trường hợp nào vi phạm", Thượng tá Thành chia sẻ thêm.

Một số hành ảnh tại hiện trường:

Vì sao xe quá tải không “có cửa” hoạt động trên địa bàn Lạng Sơn - Ảnh 6.
Vì sao xe quá tải không “có cửa” hoạt động trên địa bàn Lạng Sơn - Ảnh 7.
Vì sao xe quá tải không “có cửa” hoạt động trên địa bàn Lạng Sơn - Ảnh 8.
Vì sao xe quá tải không “có cửa” hoạt động trên địa bàn Lạng Sơn - Ảnh 9.


Ý kiến của bạn

Bình luận