Các tàu Trung Quốc được cho là bắt cá ở Scaborough cuối tháng 12/2018. Ảnh: CSIS. |
Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), Mỹ, hôm 20/5 công bố báo cáo cho biết các tàu đánh bắt "gây tàn phá nhất" của Trung Quốc đã trở lại Biển Đông trong 6 tháng qua nhằm thu hoạch nghêu, khiến một dải rặng san hô bị phá hủy.
Bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết trong họp báo chiều 23/5, việc khai thác các tài nguyên ở khu vực Biển Đông cần tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế như đã nêu trong Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS). Theo đó, việc khai thác tài nguyên ở Biển Đông cần tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường sinh thái.
Bà Hằng cho hay quan điểm của Việt Nam về vấn đề chủ quyền và các vấn đề liên quan khác ở Biển Đông là rõ ràng nhất quán và được khẳng định nhiều lần.
"Các quốc gia cần tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo các điều ước quốc tế về môi trường", người phát ngôn nói.
Các hình ảnh vệ tinh cuối 2018 cho thấy các đội tàu bắt nghêu của Trung Quốc hoạt động thường xuyên ở bãi Scarborough và Hoàng Sa. Các đội tàu này gồm hàng chục tàu nhỏ có các "tàu mẹ" lớn hơn đi kèm. Nghêu sau đó được đưa về tỉnh Hải Nam. Từ 2016 đến cuối 2018, số tàu bắt nghêu của Trung Quốc ở Biển Đông giảm mạnh, sau khi việc đánh bắt phá huỷ nghiêm trọng ít nhất 28 đá ở Biển Đông trong thời gian từ 2012 đến 2015.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.