Tại COP24, Trưởng đoàn Việt Nam đã có bài phát biểu nêu quan điểm của Việt Nam tại Phiên họp cấp cao và tham dự Đối thoại Talanoa giai đoạn chính trị. Việt Nam đã tham gia vào trao đổi tại nhiều sự kiện bên lề được tổ chức trong khuôn khổ COP24 như: Chính sách giảm nhẹ phát thải khí hậu nhà kính của Việt Nam để thúc đẩy sử dụng công nghệ carbon thấp; chia sẻ kết quả ban đầu thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) tại cuộc họp bên lề do Ban Thư ký ASEAN tổ chức; chia sẻ kết quả, kinh nghiệm triển khai kết quả hoạt động nâng cao năng lực ngành Y tế trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, chính sách thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe, huy động nguồn lực cho ứng phó biến đổi khí hậu ngành Y tế giữa Bộ Y tế Việt Nam, các nước Tiểu vùng Mê Kông và các thể chế tài chính như ADB, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới và các tổ chức quốc tế khác; một số sự kiện bên lề thuộc lĩnh vực năng lượng, giao thông, nông nghiệp/an ninh lương thực, lâm nghiệp/REDD+, LULUCF và phát triển bền vững. Đoàn cũng tham gia trao đổi tại nhiều sự kiện về huy động nguồn lực, tài chính khí hậu do Quỹ Khí hậu xanh và Đối tác NDC tổ chức; trao đổi song phương với các cơ quan đối tác đến từ Cộng hòa Liên bang Đức, Australia, Lúc-xăm-bua, Nhật Bản, Italia, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV)… về hỗ trợ cho ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Hội nghị COP24 đã thông qua được nhiều nội dung của Chương trình nghị sự thực hiện Thỏa thuận Paris (PAWP) trong Văn bản Katowice. Đối với Việt Nam, Văn bản Katowice được thông qua sẽ có tác động đáng kể đến việc triển khai thực hiện Thỏa thuận Paris tại Việt Nam và đi kèm theo đó là những thuận lợi và thách thức.
Về thuận lợi: Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách lớn liên quan đến ứng phó biến đổi khí hậu, bao gồm việc tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững, thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát thải carbon thấp. Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về sự cần thiết tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu và trách nhiệm thực hiện Thỏa thuận Paris ngày càng được nâng cao. Việt Nam đã ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris làm căn cứ cho các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện kể từ năm 2021 trở đi.
Về thách thức: Việt Nam sẽ phải triển khai thực hiện những đóng góp đã cam kết trong NDC cũng như rà soát và cập nhật NDC, thay đổi cách thức tiến hành kiểm kê nhà kính cũng như chế độ báo cáo, chuyển từ những mục tiêu tương đối sang các mục tiêu định lượng rõ ràng và tiêu chuẩn cao hơn. Điều đó sẽ kéo theo nhu cầu lớn về nguồn lực và đây là thách thức rất lớn đối với nước ta.
Việc các Bên ghi nhận việc IPCC xây dựng và công bố Báo cáo đặc biệt 1,50 có thể là chỉ dấu trong tương lai không xa, 1,50 sẽ trở thành một mục tiêu mang tính chính trị toàn cầu và trách nhiệm giảm phát thải khí nhà kính vẫn là chưa đủ để giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu vào cuối thế kỷ tăng ở mức dưới 020C, biến đổi khí hậu có thể vẫn diễn ra phức tạp và khó lường. Việt Nam vẫn còn tiếp tục cần ưu tiên cho các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu như đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh duyên hải miền Trung…
Trong bối cảnh những cam kết của các Bên nước phát triển về hỗ trợ tài chính, tăng cường năng lực và chuyển giao công nghệ ngày càng mờ nhạt, các nước đang phát triển như Việt Nam một mặt phải tăng cường năng lực trong đàm phán với cơ sở khoa học và thực tiễn vững chắc về biến đổi khí hậu để bảo vệ môi trường lợi ích chính đáng, đồng thời phải từng bước chủ động nội lực để thực hiện các đóng góp đã cam kết với quốc tế cũng như các hành động cấp bách “không hối tiếc” trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Để triển khai thực hiện các nội dung Văn bản Katowice thông qua tại COP24, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo các nội dung sau:
- Các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh việc triển khai Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu đã được phê duyệt tại Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện tích hợp, lồng ghép nội dung biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội kể từ năm 2021 trở đi.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, đánh giá những thuận lợi, khó khăn khi triển khai thực hiện các quy định nêu trong Văn bản Katowice; rà soát các quy định hiện hành về kiểm kê khí nhà kính để điều chỉnh phù hợp với hướng dẫn mới của IPCC; hoàn chỉnh Nghị định quy định lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, trình Chính phủ xem xét, ban hành… Bộ cũng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện việc rà soát, cập nhật NDC của Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để gửi UNFCCC vào năm 2020.
- Bộ GTVT nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển phương tiện GTVT sử dụng năng lượng điện; chủ động cập nhật, nắm bắt kịp thời, tham gia xây dựng và thực hiện các hướng dẫn, quy định của Tổ chức Hàng hải quốc tế, Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế trong khuôn khổ UNFCCC để triển khai Kế hoạch giảm và bù trừ carbon đối với các chuyến bay quốc tế và Chiến lược khung về giảm phát thải khí nhà kính đối với tàu biển phù hợp với điều kiện quốc gia
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.