Vốn đầu tư “ăn thịt” startup?

Doanh nhân 06/11/2016 06:43

Việc một startup Việt sau khi gọi vốn ngoại trở thành DN FDI không phải câu chuyện mới mẻ.

 

c47khoi-nghiep-2_kdgb_lefs
 


Một trong những thông tin được quan tâm nhất trong cộng đồng startup là việc nhà sáng lập kiêm CEO Đào Chi Anh của thương hiệu ẩm thực The KAfe tuyên bố trên trang cá nhân về việc cô đã rời khỏi vị trí CEO kể từ ngày 25/10. Vậy, startup phải gọi vốn ra sao để DN không trở thành DN của người khác? 

Startup đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ ở nước ta hiện nay, với những thực tế đang diễn ra, startup cần phải có những sự lựa chọn riêng của mình và lựa chọn nhà đầu tư uy tín và chất lượng.

Một số hình thức gọi vốn của Startup hiện nay

Thứ nhất, gọi vốn cộng đồng. Cách gọi vốn này thường áp dụng cho những Startup khởi nghiệp nhỏ, trong lĩnh vực công nghệ và sản phẩm. Với hình thức gọi vốn này, các Startup không chỉ nhận được nguồn vốn cho dự án mà có thể tiếp cận thị trường nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, cách gọi vốn này vẫn có những trở ngại và khó khăn nhất định. Đó là Startup không có sự chắc chắn về lượng vốn mình nhận được cũng như không có sự ràng buộc từ cổ đông.

Thứ hai, nhà đầu tư thiên thần. Họ thường là các lãnh đạo hoặc nhà khởi nghiệp thành công trước đó. Những nhà đầu tư này thường đưa ra yêu cầu cao và tỷ lệ lợi nhuận thường tỷ lệ thuận với mức rủi ro có thể gặp phải. Tuy nhiên, đối với các Startup, đây là hình thức gọi vốn tốt và có tiềm năng.

Thứ ba, gọi vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Đây là cách gọi vốn phổ biến cho Startup hiện nay. Như thế, quỹ đầu tư mạo hiểm này thường góp phần giúp Startup mở rộng quy mô sản xuất, thâm nhập và đi sâu vào thị trường…

Lưu ý về hợp đồng góp vốn

Sau khi gọi vốn thành công, các Startup cần phải biết cách tạo ra một hợp đồng góp vốn hợp pháp và không bất lợi cho bản thân mình. Bởi lẽ, Startup cần phải biết cách đánh giá và so sánh giữa ý tưởng kinh doanh và nguồn vốn để áp dụng. Không nên tự tạo cho mình thành thế yếu và phụ thuộc vào các nhà đầu tư. Hợp đồng cần phải bao quát và chi tiết, dự liệu được các tình huống bất ngờ và đặt ra những chế tài, hậu quả pháp lý rõ ràng.

Thứ nhất, cần phải quan tâm và quy định rõ ràng về điều khoản thỏa thuận vốn góp như số vốn góp, hình thức góp vốn, tài sản vốn góp, tiến độ…

Thứ hai, trong hợp đồng, cần phải luôn luôn duy trì nguyên tắc minh bạch trong phân chia lợi nhuận. Cần xác định điều khoản thỏa thuận góp vốn để đưa ra những quy định cụ thể về lợi nhuận khi đã góp đủ vốn cam kết và chưa góp đủ, tránh những phát sinh tranh chấp sau này.

Thứ ba, bất cứ hợp đồng nào cũng phải quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên, đây là cơ sở để xác định trách nhiệm các vi phạm có thể xảy ra, đồng thời, đưa ra khuôn khổ để các bên áp dụng và thực hiện.

Thứ tư, cần phải đưa ra thời hạn nhất định trong hợp đồng, đây là cơ sở xác định thời điểm chịu trách nhiệm cũng như các nghĩa vụ cơ bản khi chấm dứt, kết thúc hợp đồng sau này. Đồng thời, đưa ra những phương thức giải quyết tranh chấp để thống nhất ngay từ ban đầu.

Ý kiến của bạn

Bình luận