Cường kích Su-25 được Triều Tiên xem như "quốc bảo" |
Triều Tiên là quốc gia châu Á đầu tiên mua loại máy bay cường kích Su-25 trong giai đoạn 1987 - 1989. Không quân nước này hiện đang vận hành 45 máy bay Su-25. Đây sẽ là sát thủ diệt tăng đáng sợ nhất đối với lục quân Hàn Quốc nếu xảy ra xung đột.
Dù được sản xuất từ thời Liên Xô nhưng đến nay phi đội Su-25 Triều Tiên vẫn thực sự là cơn ác mộng với mọi mục tiêu bởi kho vũ khí máy bay này mang theo.
Vũ khí này ra đời bởi Viện thiết kế nổi tiếng Sukhoi, Su-25 được dành riêng cho vai trò tấn công mặt đất. Mẫu đầu tiên mang tên gọi T-8-1 đã cất cánh lần đầu tiên vào năm 1975, và biên chế cho Liên Xô (cũ) vào năm 1981.
Với tải trọng vũ khí tương đối, khả năng cơ động cũng như tấn công chính xác các mục tiêu mặt đất, cường kích Su-25 luôn là nỗi ám ảnh của bộ binh đối phương.
Vũ khí đáng kể đầu tiên là 1 khẩu pháo 30 mm nòng kép AO-17A với 250 viên đạn. Dưới hai cánh và thân chính là 10 mấu cứng gắn vũ khí, thiết bị với tổng khối lượng 4,4 tấn.
Chủng loại bom đạn mà Su-25 sử dụng rất phong phú, từ tên lửa đối không R-60, R-27R, R-77, R-73, bom thông minh cỡ 670 kg, rocket cỡ từ 57 mm S-5, 80 mm S-8, đến loại rocket “thông minh” S-24 240 mm và S-25 330 mm, pháo hàng không, bom chùm cỡ 500 kg.
Ngoài ra còn có bom thông thường, tên lửa đối đất như Kh-23 (AS-7 Kerry), Kh-25 (AS-10 Karen) và Kh-29 (AS-14 Kedge), tên lửa chống tăng Vikhr-M, tên lửa đối hạm Kh-35, tên lửa diệt radar Kh-58U và Kh-31P.
Thiết bị Klyon-PS đo xa và chỉ định mục tiêu bằng laser ở mũi máy bay giúp dẫn đường cho tên lửa không đối đất, bom thông minh và các loại vũ khí dẫn đường bằng laser. Khi cần dẫn đường từ cự ly xa hơn, Su-25 sẽ mang theo thiết bị chỉ thị mục tiêu bằng laser gắn dưới cánh.
Để đáp ứng khả năng cơ động trên chiến trường, Su-25 sử dụng hai động cơ Soyuz/Tumansky R-195 sức đẩy 4.300 kg giúp máy bay có thể đạt vận tốc tối đa 950 km/h, tầm hoạt động 2.500 km, trần bay 7.000 m.
Theo truyền thông phương Tây, chính những chiếc cường kích Su-25 này chứ không phải vũ khí nào khác của Triều Tiên sẽ là cơn ác mộng với lực lượng tăng thiết giáp của đối pương, kể cả dòng tăng trong top 10 thế giới hiện nay là K-2 nếu xung đột quân sự diễn ra.
Trang Flight Global dẫn nguồn tin quân sự Hàn Quốc cho biết, về hệ thống phòng vệ, K-2 được thiết kế với các khối giáp phản ứng nổ đặc biệt chế tạo bằng vật liệu tổng hợp, có khả năng vô hiệu hoá bất kỳ loại vũ khí chống tăng nào. Nó còn được trang bị hệ thống phòng thủ linh hoạt chống tên lửa và máy bay cùng các hệ thống chống thiết bị cảnh báo và gây nhiễu radar.
K-2 trang bị pháo chính nòng trơn tự động 120 mm L/55 (có chiều dài 6,6 m tức là dài hơn gần 2 m so với pháo của những xe tăng hiện đại), được Hàn Quốc tự chế tạo theo bản quyền mua lại từ Đức với hệ thống nạp đạn tự động 16 quả trong băng.
Hệ thống nạp đạn tự động giúp giảm số lượng thành viên kíp lái của K2 xuống còn 3 người. Hoả lực phụ trợ của K2 còn có thêm một súng máy đồng trục 7,62 mm (12000 viên đạn) và súng máy phòng không 12,7 mm K6 (3.200 viên đạn).
MBT K2 Black Panther còn được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động của Nga. Các loại tên lửa chống tăng và số liệu đặc trưng của đạn pháo của đối phương cũng như chương trình bắn đều được lập trình sẵn và được lưu trữ trong máy tính.
Khi bộ cảm biến phát hiện được bị tập kích, nó lập tức truyền thông tin về máy tính, sau đó máy tính xác định loại, cỡ đạn đang tấn công để phóng rocket đánh chặn.
Theo nhận định của giới chuyên gia, dù được đánh giá rất cao nhưng dòng tăng này chỉ phát huy hiệu qủa khi đối phó với những mục tiêu mặt đất (vũ khí chống tăng) nhưng chúng không có cách nào thoát khỏi đòn đánh từ trên không bằng những vũ khí hạng nặng nhưng Su-25 có khả năng này.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.