Vướng mặt bằng thi công cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ: Nhà thầu gặp khó, chủ đầu tư quyết liệt vào cuộc tháo gỡ

Tác giả: Đại Thắng

saosaosaosaosao
Đường bộ 16/07/2024 20:25

Vướng mặt bằng thi công dự án thành phần cao tốc đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ khiến nhà thầu gặp khó, ảnh hưởng đến tiến độ đề ra. Nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, Ban QLDA Đường Hồ Chí Minh quyết liệt vào cuộc, tích cực phối hợp với chính quyền 2 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị thực hiện GPMB, di dời hạ tầng kỹ thuật.

cao tốc Bắc - Nam
Vướng mặt bằng thi công cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ: Nhà thầu gặp khó, chủ đầu tư quyết liệt vào cuộc tháo gỡ- Ảnh 1.

Chính quyền 2 tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình đang nỗ lực GPMB phục vụ thi công dự án cao tốc đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ

Vượt khó, nỗ lực thi công, đảm bảo tiến độ dự án

Dự án thành phần đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ, thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 có tổng chiều dài tuyến 65,55 km; trong đó, qua địa bàn tỉnh Quảng Bình 33,017 km và địa bàn tỉnh Quảng Trị 32,534 km. Điểm đầu Km675+400, tiếp giáp với Dự án thành phần đoạn Bùng - Vạn Ninh tại xã Vạn Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) và điểm cuối Km740+885, tiếp giáp với Dự án Cam Lộ - La Sơn tại xã Cam Hiếu (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị). Dự án có tổng mức đầu tư 9.919,78 tỷ đồng (xây lắp 6.149,65 tỷ đồng; GPBM 2.637,49 tỷ đồng; dự phòng 622,07 tỷ đồng; chi phí khác 510,57 tỷ đồng).

Dự án xây dựng 4 nút giao liên thông khác mức gồm: Nút giao QL9C tại Km690+240 (nút giao dạng bán hoa thị); nút giao QL9D tại Km713+200 (nút giao dạng bán hoa thị); nút giao ĐT75 tại Km727+300 (nút giao dạng Kim Cương); nút giao QL9A tại Km740+343 (nút giao dạng Trumper).

Dự án có 2 gói thầu xây lắp XL1 và XL2, trong đó, gói thầu XL1 (Km675+400 - Km708+350) do Liên danh Công ty CP Tập đoàn Trường Thịnh, Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn và Công ty CP Xây lắp 368. Gói thầu XL2 (Km708+350 - Km740+884) do Liên danh Công ty CP Tập đoàn Trường Thịnh, Công ty CP Giao thông xây dựng số 1 và Công ty CP Tổng Công ty Xây dựng Đường sắt.

Vướng mặt bằng thi công cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ: Nhà thầu gặp khó, chủ đầu tư quyết liệt vào cuộc tháo gỡ- Ảnh 2.
Vướng mặt bằng thi công cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ: Nhà thầu gặp khó, chủ đầu tư quyết liệt vào cuộc tháo gỡ- Ảnh 3.
Vướng mặt bằng thi công cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ: Nhà thầu gặp khó, chủ đầu tư quyết liệt vào cuộc tháo gỡ- Ảnh 4.
Vướng mặt bằng thi công cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ: Nhà thầu gặp khó, chủ đầu tư quyết liệt vào cuộc tháo gỡ- Ảnh 5.
Vướng mặt bằng thi công cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ: Nhà thầu gặp khó, chủ đầu tư quyết liệt vào cuộc tháo gỡ- Ảnh 6.

Hiện trạng mặt bằng thi công dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ qua địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị vào ngày 13/7/2024

Đại diện Liên danh nhà thầu thi công cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ cho biết, đến nay, sản lượng thi công các hạng mục của dự án đạt 40% giá trị hợp đồng. Hằng ngày, trên công trường, các nhà thầu tổ chức hàng chục mũi thi công. Chỉ tính riêng nhà thầu Công ty CP Tập đoàn Trường Thịnh huy động hơn 200 đầu xe máy, hơn 150 nhân công ở các mũi thi công, thời gian làm việc từ 6h sáng đến 21h. Mặt bằng bàn giao đến đâu, nhà thầu huy động phương tiện, thiết bị, vật tư, nhân lực chiếm lĩnh công địa triển khai thi công; không khí trên công trường cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ hết sức rộn ràng, sôi động.

Bám công trường, trực tiếp chỉ huy thi công gói thầu XL2, ông Thái Anh Giang, Chỉ huy trưởng gói thầu XL2, thuộc nhà thầu Công ty CP Tập đoàn Trường Thịnh cho biết, từ khi triển khai thi công gói thầu, công tác thi công của nhà thầu gặp rất nhiều thuận lợi. Đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của chủ đầu tư, tư vấn giám sát nên công việc thi công cũng gặp nhiều thuận lợi, giải quyết vướng mắc nhanh gọn. Cùng với đó là sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương trong thực hiện GPMB. Tuy nhiên, hiện nay, do mặt bằng bàn giao xen kẹp, xôi đỗ nên quá trình thi công tốn nhiều ca máy, ảnh hưởng không ít đến chất lượng thi công, nên đòi hỏi nhà thầu phải bỏ ra chi phí lớn hơn so với yêu cầu.

"Mặt bằng bàn giao đến nay chưa hoàn thành, còn nhiều đoạn xen kẹp chưa bàn giao để nối tuyến, cụ thể như đoạn qua Công ty Lâm sản và các hộ dân ở xã Linh Trường, Gio An bàn giao mặt bằng còn manh mún, nhỏ lẻ gây ảnh hưởng lớn đến việc bố trí máy móc thi công", ông Giang lo lắng.

Trước những khó khăn, vướng mắc, để đẩy nhanh tiến độ thi công, hiện nay nhà thầu đã phát động chiến dịch 45 ngày đêm hoàn thành công tác nền đường các đoạn có mặt bằng, mục tiêu đến 15/8 hoàn thành. Để đạt mục tiêu tiến độ đề ra, nhà thầu tổ chức thi công liên tục từ 6h đến 21h đêm. Nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, hiệu quả lao động, an toàn, đơn vị đã có chính sách hỗ trợ đội ngũ kỹ sư, công nhân, người lao động.

Chủ đầu tư quyết liệt vào cuộc cùng chính quyền địa phương tháo gỡ vướng mắc

Đại diện Ban QLDA Đường Hồ Chí Minh (chủ đầu tư) thông tin, tính đến ngày 13/7, 2 địa phương Quảng Bình, Quảng Trị đã bàn giao cho dự án 64,091 km/65,55 km, đạt 97,77% (mặt bằng sạch đủ điều kiện thi công 63,212 km/65,55 km đạt 96,43%, mặt bằng xôi đỗ 0,709 km); mặt bằng còn lại chưa bàn giao 1,46 km.

Video cận cảnh thi công dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ đoạn qua địa phận huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

Theo Ban QLDA Đường Hồ Chí Minh, dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ có tổng số 446 hộ phải tái định cư (TĐC), trong đó tỉnh Quảng Bình 95 hộ, Quảng Trị 351 hộ. Để phục vụ TĐC, Quảng Bình xây dựng 4 khu TĐC và Quảng Trị xây dựng 9 khu TĐC.

Đến nay, Quảng Bình có 1 khu thuộc huyện Quảng Ninh đã hoàn thiện, người dân đã nhận mặt bằng xây dựng xong chỗ ở mới và bàn giao mặt bằng cho dự án; còn 3 khu thuộc huyện Lệ Thủy đã hoàn thành, các hộ dân đã triển khai xây dựng nhà. Tại Quảng Trị, đã có 5 khu đã hoàn thành (gồm 3 khu TĐC huyện Vĩnh Linh, 2 khu TĐC huyện Gio Linh), hiện đã bàn giao cho người dân xây dựng nhà. Còn 4 khu TĐC (1 khu huyện Gio Linh, 3 khu huyện Cam Lộ) chưa xong, nhưng không ảnh hưởng đến tiến độ bàn giao mặt bằng của dự án vì người dân đã có phương án tạm cư.

Về công tác giải phóng, di dời hạ tầng kỹ thuật, đại diện Ban QLDA Đường Hồ Chí Minh cho hay, trên dự án có tổng số 105 vị trí cần di dời, đến nay còn vướng 31 vị trí. Hiện chủ đầu tư, nhà thầu và chính quyền địa phương đang tích cực phối hợp với các đơn vị, tổ chức liên quan giải quyết vướng mắc, nhằm kịp thời di dời, bàn giao mặt bằng phục vụ thi công dự án.

Đại diện Ban QLDA Đường Hồ Chí Minh cho biết thêm, năm nay diễn biến thời tiết bất thường, mưa, bão lũ ngập lụt có thể xuất hiện nhiều tập trung vào nửa cuối năm, để đáp ứng tiến độ yêu cầu, từ đầu tháng 7/2024, Ban QLDA Đường Hồ Chí Minh đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị kiến nghị tập trung hoàn thiện thủ tục, vận động, tháo gỡ toàn bộ các vướng mắc tồn tại nhằm hoàn thành toàn bộ công tác GPMB trong tháng 7/2024.

Trong đó, đối với các trường hợp dân đã nhận tiền đền bù, bàn giao mặt bằng cho dự án, nhưng chây ỳ chưa thu hồi tài sản gây cản trở thi công. Đây là tồn tại kéo dài, các địa phương hoàn thiện thủ tục có biện pháp mạnh như bảo vệ thi công, cưỡng chế trước 20/7/2024. Đối với phần hạ tầng kỹ thuật còn tồn tại, các địa phương hàng tuần kiểm điểm với các đơn vị thi công di dời, yêu cầu bổ sung thiết bị, nhân lực, tăng ca. Quyết liệt chỉ đạo các đơn vị điện lực phối hợp về lịch cắt điện đảm bảo bàn giao mặt bằng đến đâu di dời xong hạ tầng kỹ thuật đến đó.

Vướng mặt bằng thi công cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ: Nhà thầu gặp khó, chủ đầu tư quyết liệt vào cuộc tháo gỡ- Ảnh 7.
Vướng mặt bằng thi công cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ: Nhà thầu gặp khó, chủ đầu tư quyết liệt vào cuộc tháo gỡ- Ảnh 8.
Vướng mặt bằng thi công cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ: Nhà thầu gặp khó, chủ đầu tư quyết liệt vào cuộc tháo gỡ- Ảnh 9.
Vướng mặt bằng thi công cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ: Nhà thầu gặp khó, chủ đầu tư quyết liệt vào cuộc tháo gỡ- Ảnh 10.

Mặt bằng được giải phóng đến đâu, nhà thầu huy động phương tiện, nhân lực chiếm lĩnh công địa triển khai thi công đến đó

Đối với 3 nút giao thuộc tỉnh Quảng Trị (cầu vượt QL9D huyện Vĩnh Linh, cầu vượt Tam Hiệp, cầu vượt QL9A huyện Cam Lộ) là nút thắt của dự án nhưng chưa có mặt bằng để triển khai đồng loạt. Ban QLDA Đường Hồ Chí Minh cũng đã kiến nghị UBND tỉnh Quảng Trị ưu tiên chỉ đạo các sở, ban ngành, UBND các huyện liên quan song song với việc tập trung tháo gỡ để bàn giao mặt bằng trong tháng 7/2024 trong đó đặc biệt quan tâm để dự án có mặt bằng triển khai ngay trước 20/7/2024.

Cụ thể, đối với nút cầu vượt QL9D huyện Vĩnh Linh, chính quyền địa phương ưu tiên vận động 3 hộ dân: Lê Thị Hà, Lê Chí Nghĩa, Lê Thị Hiếu để làm đường tránh thi công mố M1 và trụ T1. Còn đối với nút cầu vượt QL9A huyện Cam Lộ, trong lúc chưa được bàn giao mặt bằng, dự án đang tận dụng một phần đường gom thuộc dự án Cam Lộ - La Sơn để làm đường tránh phục vụ thi công nhưng còn một số hộ dân chưa đồng thuận, địa phương đã tổ chức các lực lượng để hỗ trợ, bảo vệ thi công. Chủ đầu tư cũng đã có kiến nghị địa phương quan tâm hỗ trợ, bảo vệ thi công khi người dân tiếp tục cản trở (nếu có).


Vướng mặt bằng thi công cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ: Nhà thầu gặp khó, chủ đầu tư quyết liệt vào cuộc tháo gỡ- Ảnh 11.
Vướng mặt bằng thi công cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ: Nhà thầu gặp khó, chủ đầu tư quyết liệt vào cuộc tháo gỡ- Ảnh 12.
Vướng mặt bằng thi công cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ: Nhà thầu gặp khó, chủ đầu tư quyết liệt vào cuộc tháo gỡ- Ảnh 13.
Vướng mặt bằng thi công cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ: Nhà thầu gặp khó, chủ đầu tư quyết liệt vào cuộc tháo gỡ- Ảnh 14.

Hình ảnh đoạn cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ qua huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị