Tóm tắt: Bài báo nhằm giới thiệu cơ sở và kết quả tính toán lực kéo tàu FSO “VIETSOVPETRO 02” và tàu FSO “CHI LINH” sử dụng các công thức của cuốn sách « Lực lai kéo – phần 8 Kế hoạch hoạt động lai kéo » để phục vụ cho kết nối và tách FSO tại UBN.
Abstract: This article introduces the fundermentals and mathermatic results of tension determnation on Floading Store Offshore (FSO) “VIETSOVPETRO 02” “CHI LINH” for their mooring and un mooring operations at UBN based on “Towing volume force part 8 Planning towing operation” book’s formulas.
Khi làm kế hoạch lai kéo phương tiện trên biển, chủ tàu/người khai thác mà đặc biệt là thuyền trưởng luôn quan tâm tới việc làm sao bố trí phương tiện kéo/tàu kéo một cách phù hợp, đủ năng lực để kéo đối tượng kéo như: Sà lan, phương tiện nổi dựa trên một cơ sở tính toán khoa học để đảm bảo chỉ số an toàn trong quá trình lai kéo và chỉ số kinh tế, hiệu quả nhất.
Mặt khác việc tính toán lực kéo để bố trí phương tiện kéo phù hợp luôn luôn là sự quan tâm nhiều khi không đồng thuận giữa các bên, như: Đối với người bảo hiểm chỉ quan tâm tới yếu tố an toàn, người khai thác tàu thì quan tâm tới tính hiệu quả kinh tế, người tính toán thì quan tâm tới ngưỡng giới hạn an toàn. Và có cả sự quan tâm của bên thứ ba khác như: Bên thuê tàu, cơ quan phân cấp, cơ quan quản lý nhà nước.
Ở cấp độ tổ chức như: IMO, OCIMF, các tổ chức phân cấp cũng chưa đưa ra công thức tính toán lực kéo đối tượng kéo để yêu cầu các đối tượng áp dụng áp dụng nó trong hoạt động hàng hải. Trong tài liệu Hướng dẫn lai kéo biển của IMO (MSC/Circ.884 21/12/1998) mục số 9.4, IMO mới chỉ hướng dẫn về lực kéo liên tục trên móc kéo (Bollard Pull) đủ để giữ kéo đối tượng kéo trong điều kiện môi trường gió 20m/s, sóng (Significant wave high) 5m, dòng chảy (Current) 0.5 m/s, mà không chỉ ra hướng dẫn cách tính lực kéo (Bollard Pull) cụ thể trong môi trường này.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.