Nhằm tăng tính cạnh tranh với Tesla trên “sân nhà”, Ford thông báo sẽ sử dụng pin LFP (pin Lithium Sắt Phốt-phát) từ nhà cung cấp CATL của Trung Quốc và dự kiến sẽ ký hợp đồng cung cấp pin từ nhà máy sản xuất mới tại Bắc Mỹ từ năm 2026. Hiện chưa rõ nhà máy này sẽ được xây dựng bởi CATL hay không, nhưng theo báo cáo của Reuters vào tháng 5, công ty này đang tìm kiếm địa điểm để thiết lập nhà máy sản xuất pin điện tại Mỹ để phục vụ cho các hãng Ford và BMW.
Việc sử dụng pin LFP cho các mẫu xe điện bán chạy sẽ giúp hãng tiết kiệm được 10% - 15% chi phí nguyên liệu, đồng thời có thể đảm bảo được nguồn cung cấp do các vật liệu dễ kiếm hơn. Ford quyết định sử dụng pin LFP do CATL cung cấp cho xe diện Mustang Mach-E từ năm sau, và tiếp đó sẽ là F-150 Lightning từ năm 2024; đánh dấu một thành công nữa của hãng pin điện Trung Quốc và sự thay đổi về chiến lược của Ford tại thị trường Mỹ.
Với cùng trọng lượng, pin LFP thường cho phạm vi hoạt động tối đa thấp hơn so với các loại pin Li-ion khác làm từ Niken và Coban nhưng hiện các nhà sản xuất ô tô gần đây bắt buộc phải sử dụng pin LFP do vấn đề chi phí khi giá các loại vật liệu Niken và Coban tăng mạnh, đồng thời nguồn cung không đảm bảo.
Tesla hiện nay đang sử dụng pin LFP cho các xe sedan Model 3 giá rẻ tại thị trường Mỹ; cùng với đó, hãng xe bán tải thuần điện Rivian cũng không giấu giếm ý định sử dụng loại pin này cho ô tô của mình trong thời gian tới.
Hai công ty Trung Quốc - CATL và BYD - đang là các nhà sản xuất pin LFP lớn nhất thế giới, Tesla đang sử dụng pin LFP được cung cấp bởi CATL; bên cạnh đó, hãng xe điện của Mỹ cung có kế hoạch trang bị loại pin LFP có tên Blade từ BYD.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.