Xe cơi nới thành thùng, vi phạm tải trọng đang tái diễn |
Bà Phan Thị Thu Hiền, Phó tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN cho biết, sau khi kết thúc Kế hoạch phối hợp 12593, một số địa phương có biểu hiện “trùng xuống”, do vậy hiện tượng xe chở quá tải tăng lên, trong đó có nhiều xe đã tái vi phạm hàn nối tăng kích thước thùng hàng, gây bức súc dư luận. Để giải quyết tận gốc chở hàng quá tải trọng, phòng chống việc tái vi phạm, Tổng cục ĐBVN đề nghị đối với các Cục QLĐB chỉ đạo các Chi cục QLĐB cử cán bộ kiểm tra, khảo sát nắm tình hình, có số liệu, hình ảnh về xe tải tự đổ vi phạm hoặc tái vi phạm về kích thước thành thùng; tên và địa chỉ các doanh nghiệp, nhà thầu, công trình xây dựng…vẫn sử dụng xe vi phạm về kích thước thành thùng; liên hệ làm việc trực tiếp với các địa phương, doanh nghiệp, để có biện pháp xử lý triệt để; đồng thời tổng hợp báo cáo nhanh về Tổng cục để có phương án chỉ đạo giải quyết, xử lý vi phạm cụ thể.
Kiện toàn Tổ kiểm soát tải trọng xe; thay đổi phương thức thực hiện; xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra xử lý xe vi phạm hàng tuần, tháng, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và gửi cho địa phương cũng như các dầu mối bốc xếp hàng hóa, các công trường thi công...; tổ chức kiểm tra nắm tình hình, bố trí lực lượng tập trung kiểm tra đột xuất, xử lý xe vi phạm; cơ động, không chốt chặn cố định tại một vị trí. Phối hợp với Thanh tra Sở GTVT, thực hiện việc xử lý xe vi phạm theo quy định tại Thông tư số 06/2017/TT-BGTVT ngày 28/02/2017 của Bộ trưởng Bộ GTVT, quy định quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (có hiệu lực từ ngày 01/5/2017).
Thực hiện kế hoạch 12593 đã có rất nhiều xe bị cắt thành thùng |
Đối với các Sở GTVT triển khai thực hiện nội dung Quy chế số 5425/QC-LN giữa Tổng cục ĐBVN và Tổng cục Cảnh sát; Tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng của địa phương và Cục QLĐB khu vực tổ chức tuyên truyền, vận động các cơ sở hàn xì, sửa chữa xe ô tô không tiếp tay cho hành vi cơi nới thành thùng xe; đề xuất với chính quyền địa phương xử lý nếu các cơ sở này cố tình vi phạm. Tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp, dự án, nhà thầu thi công, chủ xe và lái xe trên địa bàn trong việc thực hiện cam kết không xếp hàng hóa lên xe quá tải trọng; không chở hàng quá tải trọng; không sử dụng phương tiện cơi nới kích thước thùng hàng; không tiếp nhận hàng hóa, vật tư từ xe ô tô chở quá tải trọng quy định.
Các Sở GTVT tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập tổ kiểm tra liên ngành, tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý các phương tiện chở hàng quá tải trọng, cơi nới kích thước thùng hàng, tập trung vào các công trình xây dựng, mỏ vật liệu, nơi tập kết vật tư, hàng hóa. Yêu cầu chủ xe, lái xe cắt ngay phần thùng xe cơi nới, có xác nhận của trung tâm kiểm định xe cơ giới mới làm thủ tục cho xe hoạt động; Những trường hợp tái vi phạm, có văn bản gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam rút ngắn thời gian kiểm định phương tiện. Đề nghị UBND cấp Tỉnh, có hình thức xử lý trách nhiệm người đứng đầu các công trình, mỏ vật liệu, doanh nghiệp sử dụng xe vi phạm cơi nới thành thùng và chở hàng quá tải trọng quy định.
Đồng thời, đề nghị Cục ĐKVN chỉ đạo các Trung tâm đăng kiểm địa phương có biện pháp kiên quyết xử lý các xe ô tô tải tự đổ tái vi phạm về kích thước thành thùng xe. Công khai danh sách các xe vi phạm, tái vi phạm về kích thước thành thùng xe. Có phản hồi về Sở GTVT, Cục QLĐB và Tổng cục ĐBVN về việc phối hợp xử lý các xe vi phạm, tái vi phạm về kích thước thành thùng xe.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.