Kể từ khi anh em nhà Wright chế tạo thành công chiếc máy bay có động cơ đầu tiên trên thế giới, ngành hàng không đã chứng kiến vô vàn các loại máy bay ra đời. Dưới đây là một số những mẫu máy bay ấn tượng nhất, mặc dù một vài trong số chúng không được sản xuất vì lí do kĩ thuật.
Lockheed M-21 Blackbird: dòng máy bay được sản xuất để phục vụ cho chương trình tình báo của CIA vào năm 1963. Đây là phiên bản tiên phong của dòng máy bay SR-71 Blackbird - dòng máy bay mà theo đánh giá của ông Dan Hagedorn, giám đốc bảo tàng Hàng Không Seattle, Mỹ là "dòng máy bay có người lái nhanh nhất trong lịch sử".
DC-10: Chuyến bay của cùng của dòng máy bay chở khách nức tiếng một thời này là vào năm 2014, 43 năm kể từ sau chuyến bay đầu tiên vào năm 1971. Được sản xuất bởi công ty McDonnell Douglass, máy bay DC-10 nổi tiếng nhờ được trang bị 3 động cơ, phù hợp cho các chuyến bay đường dài. McDonnell Douglass đã ngừng sản xuất dòng máy bay này kể từ sau khi sát nhập với hãng Boeing,
Vought V-173: Hay còn được biết đến với cái tên "chiếc bánh kếp biết bay", Vought V-173 được chế tạo trong thời kì Chiến tranh Thế giới thứ hai với khả năng cất cánh từ các đường bay ngắn. Ông Bruce Bleakley, giám đốc bảo tàng Máy bay thời chiến tại Mỹ cho biết: "Trong ngày đầu tiên chiếc máy bay này cất cánh, chúng tôi đã nhận được rất nhiều cuộc gọi từ người dân thông báo rằng họ đã phát hiện thấy một vật thể bay không xác định (UFO)".
Hughes H-4 Hercules: Được thiết kế bởi kĩ sư - phi công người Mỹ Howard Hughes vào năm 1947. Hughes H-4 Hercules có kích thước lớn gấp 6 lần bất cứ chiếc máy bay nào khác tại thời điểm đó. Hughes H-4 Hercules còn có tên gọi "Chiếc thuyền biết bay" nhờ khả năng chở tới 700 người trong một chuyến bay. Tuy nhiên, chiếc máy bay này chỉ cất cánh duy nhất 1 lần. Hiện Hughes H-4 Hercules đang "nghỉ hưu" tại viện bảo tàng Hàng không Vũ trụ Evergreen tại bang Oregon, Mỹ.
Fairchild C-82 Packet: Dòng máy bay 2 động cơ này được lực lượng không quân Mỹ sử dụng trong Thế chiến thứ hai. Hiện mẫu máy bay này đang được trung bày tại bảo tàng Pima, Tuscon, bang Arizona. Fairchild C-82 Packet từng được sử dụng trong bộ phim "Chuyến bay phượng hoàng" công chiếu vào năm 1964.
Convair Model 118: Dù bạn tin hay không, nhưng những chiếc "ô tô bay" đã từng được thử nghiệm để đưa vào sử dụng trong những năm thập niên 40, và Convair Model 118 là một trong số đó. Chiếc "ô tô bay" được công ty xe Alas thử nghiệm vào năm 1947. Tuy nhiên, nó đã gặp tai nạn ngay trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Vì lẽ đó mà Convair Model 118 đã không bao giờ được đưa vào sản xuất đại trà.
Taylor Aerocar III: Một mẫu "ô tô bay" khác được thử nghiệm vào năm 1968. Theo ông Hagedorn, mặc dù đã có một vài chiếc Taylor Aerocar III được sản xuất, nhưng chúng chưa bao giờ được ra mắt công chúng. "Có lẽ những chiếc xe đã không đạt chất lượng nên nhà sản xuất đã hủy bỏ dự án trong im lặng" - Ông Hagedorn cho biết.
Sikorsky R-4: Đây là dòng máy bay trực thăng đầu tiên trên thế giới được đưa vào sản xuất đại trà, đồng thời cũng là máy bay trực thăng đầu tiên được tin dùng với lực lượng quân đội hoàng gia Anh và Mỹ. Bức ảnh trên là cảnh phi công của Sikorsky R-4 nhận 1 ly trà từ một nữ tình nguyện viên tại Andover, Anh năm 1945.
DC-2: Đây là dòng máy bay được lực lượng không quân Mỹ yêu thích nhất. Hiện nhiều mẫu máy bay DC-2 vẫn được trưng bày tại các bảo tàng không quân.
Concorde: Theo CNN, không một danh sách "Các dòng máy bay ấn tượng của quá khứ" nào có thể hoàn chỉnh nếu như thiếu máy bay Concorde. Dòng máy bay siêu thanh đã ngừng bay từ tháng 10 năm 2003 với chuyến bay BA001 của hãng hàng không British Airways đi từ New York, Mỹ tới London, Anh. Concorde được coi là máy bay chở khách siêu thanh thương mại thành công nhất từng hoạt động
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.